ĐẶT MUA

ĐỌC THỬ

ĐẶT MUA

ĐỌC THỬ

BỘ SÁCH TÂM LÝ

tác giả Đặng Hoàng Giang

Giới thiệu tác giả

Tiến sĩ Đặng Hoàng Giang là nhà hoạt động xã hội và tác giả phi hư cấu, viết về các chủ đề xã hội đương đại. Ông tiên phong trong các hoạt động nhằm nâng cao nhận thức của cộng đồng về sức khỏe tinh thần, phá bỏ định kiến và kỳ thị. Ông nỗ lực mở rộng không gian xã hội dân sự, góp phần xây dựng một xã hội giàu lòng khoan dung và trắc ẩn.
Tác giả Đặng Hoàng Giang có bằng kỹ sư tin học của Đại học Công nghệ IImenau, Đức, và bằng tiến sĩ kinh tế phát triển của Đại học Công nghệ Vienna, Áo. Những cuốn sách và bài viết của ông có sức ảnh hưởng rộng rãi trong xã hội.
khai bởi một nhóm tình nguyện viên mong muốn nâng cao nhận thức của xã hội về sức khoẻ tâm thần và trợ giúp những cá nhân đang trong khủng hoảng tâm lý, đặc biệt là người trẻ trầm cảm, và người thân của họ.
bởi một nhóm tình nguyện viên mong muốn nâng cao nhận thức của xã hội về sức khoẻ tâm thần và trợ giúp những cá nhân đang trong khủng hoảng tâm lý, đặc biệt là người trẻ trầm cảm, và người thân của họ.
Tiến sĩ Đặng Hoàng Giang là nhà hoạt động xã hội và tác giả phi hư cấu, viết về các chủ đề xã hội đương đại. Ông tiên phong trong các hoạt động nhằm nâng cao nhận thức của cộng đồng về sức khỏe tinh thần, phá bỏ định kiến và kỳ thị. Ông nỗ lực mở rộng không gian xã hội dân sự, góp phần xây dựng một xã hội giàu lòng khoan dung và trắc ẩn.
Tác giả Đặng Hoàng Giang có bằng kỹ sư tin học của Đại học Công nghệ IImenau, Đức, và bằng tiến sĩ kinh tế phát triển của Đại học Công nghệ Vienna, Áo. Những cuốn sách và bài viết của ông có sức ảnh hưởng rộng rãi trong xã hội.

Bạn xứng đáng có một cuộc sống tốt đẹp

Dành tặng người trầm cảm

Đại dương đen
Đưa ra những chỉ dẫn THIẾT THỰC trong việc chăm sóc, dành cho cá nhân và gia đình có người trầm cảm
Chia sẻ những câu chuyện CHÂN THẬT về thế giới của người trầm cảm
Làm RÚNG ĐỘNG tâm can người đọc khi tiếp cận những lớp lang cảm xúc và câu chuyện cay nghiệt mà người trầm cảm phải đối diện và vật lộn mỗi ngày
PHƠI BÀY những định kiến mà xã hội, gia đình và người thân đặt lên người trầm cảm, khiến hành trình chữa trị càng gian truân 
Chia sẻ những KIẾN THỨC khoa học căn bản về trầm cảm để giúp người trầm cảm và người thân có thể tìm ra lối thoát

NÊU RÕ những hiện thực nghiệt ngã dưới các lớp vỏ bọc đa dạng mà phụ huynh đang áp đặt lên con cái
THỨC TỈNH những ai đang làm cha mẹ, thầy cô và có người trẻ trong cuộc sống của mình, khiến họ phải ngồi xuống lắng nghe con em mình và suy ngẫm về bản thân, để học cách chữa lành cho chính họ và người thân, để rồi yêu thương đích thực
Phân tích SÂU SẮC về những tổn thương liên thế hệ trong gia đình, từ góc nhìn tâm lý, xã hội
Chia sẻ những câu chuyện CHÂN THẬT về thế giới của người trầm cảm
Làm RÚNG ĐỘNG tâm can người đọc khi tiếp cận những lớp lang cảm xúc và câu chuyện cay nghiệt mà người trầm cảm phải đối diện và vật lộn mỗi ngày
PHƠI BÀY những định kiến mà xã hội, gia đình và người thân đặt lên người trầm cảm, khiến hành trình chữa trị càng gian truân 
Chia sẻ những KIẾN THỨC khoa học căn bản về trầm cảm để giúp người trầm cảm và người thân có thể tìm ra lối thoát 

“Tôi sợ những cơn của mình, chúng xâm chiếm não bộ tôi, nhấn chìm lý trí của tôi, chúng phơi bày sự đau đớn, cô đơn, nỗi sầu thảm suốt những năm tháng niên thiếu của tôi, sự ám ảnh của bạo lực, của lẻ loi, của tức giận vì chẳng được ai giúp đỡ. Trong những giấc mơ, tôi thét lên với mọi người, cố gắng diễn đạt sự sợ hãi và tuyệt vọng của mình, nhưng không ai hiểu.”
Với phiên bản mới do Sách Thiện Tri Thức xuất bản, tác giả đã bổ sung thêm chương 30 - Làm gì khi người thân trầm cảm.

Lời mời đọc

Đại dương đen là hành trình nhẫn nại của tác giả Đặng Hoàng Giang cùng người trầm cảm,
kể cho chúng ta câu chuyện vừa dữ dội vừa tê tái về những số phận, mà vì định kiến và sự thiếu hiểu biết của chính gia đình và xã hội, đã bị tước đi quyền được sống với nhân phẩm, được cống hiến, được yêu thương và hạnh phúc.

Là tiếng nói chia sẻ hiếm hoi với thế giới của người trầm cảm, là lời kêu gọi xóa bỏ định kiến xã hội, Đại dương đen đồng thời là công trình giáo dục tâm lý, cung cấp kiến thức căn bản về trầm cảm, hình hài nó thế nào, nó từ đâu tới, nó có thể phá hủy ra sao, có những phương thức trị liệu nào, và mỗi chúng ta có thể làm gì để những người không may mắn được sống an hòa với nhân phẩm của mình.

Qua những câu chuyện thật của các nhân vật trong sách, chúng ta có thể thấy những người chăm sóc phải vật lộn với những vấn đề vô cùng phức tạp và dai dẳng, trường kỳ, nếu như sự hỗ trợ của cộng đồng dành cho người trầm cảm nói riêng và người có tâm bệnh nói chung đã ít, thì sự hỗ trợ dành cho người chăm sóc gần như không tồn tại. Họ hoàn toàn nằm trong bóng tối, loay hoay với các khó khăn và bối rối của mình.
Trong chương mới này tác giả trình bày những chỉ dẫn căn bản nhằm cung cấp một số kiến thức và kinh nghiệm mà người chăm sóc cần khi đối diện với hiện thực khi có người thân trầm cảm, như làm thế nào để xác định được người thân có trầm cảm hay không, hay những gì cần làm khi người thân từ chối trị liệu, hay cách tự chăm sóc mình để có thể đồng hành dài hơi với người thân...

Quá trình hồi phục của người trầm cảm nhiều khi dài và khó khăn, với nhiều lên bổng xuống trầm. Bạn cần kiến thức, sức khỏe, sự bình tĩnh, kiên nhẫn để có thể đồng hành cùng người thân. Chúc bạn và người thân nhiều may mắn!
“Tôi sợ những cơn của mình, chúng xâm chiếm não bộ tôi, nhấn chìm lý trí của tôi, chúng phơi bày sự đau đớn, cô đơn, nỗi sầu thảm suốt những năm tháng niên thiếu của tôi, sự ám ảnh của bạo lực, của lẻ loi, của tức giận vì chẳng được ai giúp đỡ. Trong những giấc mơ, tôi thét lên với mọi người, cố gắng diễn đạt sự sợ hãi và tuyệt vọng của mình, nhưng không ai hiểu.”
Đại dương đen là hành trình nhẫn nại của tác giả Đặng Hoàng Giang cùng người trầm cảm, kể cho chúng ta câu chuyện vừa dữ dội vừa tê tái về những số phận, mà vì định kiến và sự thiếu hiểu biết của chính gia đình và xã hội, đã bị tước đi quyền được sống với nhân phẩm, được cống hiến, được yêu thương và hạnh phúc.

Là tiếng nói chia sẻ hiếm hoi với thế giới của người trầm cảm, là lời kêu gọi xóa bỏ định kiến xã hội, Đại dương đen đồng thời là công trình giáo dục tâm lý, cung cấp kiến thức căn bản về trầm cảm, hình hài nó thế nào, nó từ đâu tới, nó có thể phá hủy ra sao, có những phương thức trị liệu nào, và mỗi chúng ta có thể làm gì để những người không may mắn được sống an hòa với nhân phẩm của mình.

Với phiên bản mới do Sách Thiện Tri Thức xuất bản, tác giả đã bổ sung thêm chương 30 - Làm gì khi người thân trầm cảm.

Thông tin cuốn sách

● Tên sách: Đại dương đen
● Tác giả: Đặng Hoàng Giang
● Khổ sách: 14,5 cm x 20,5 cm
● Số trang: 468 trang
● Giá gốc: 198.000 đ
Giá ưu đãi: 168.000 đ (- 15%)
Miễn phí vận chuyển toàn quốc
Quà tặng: CHỮ KÝ TÁC GIẢ
cho 250 cuốn sách đầu tiên

Mục lục

Câu chuyện số 1 - CON THÚ BỊ SĂN ĐUỔI
Câu chuyện số 2 - “ÔI, ĐỨA CON GÁI XINH ĐẸP CỦA TÔI”
Câu chuyện số 3 - MỘT KHÔNG GIAN XANH TÍM VÀ ĐẶC QUÁNH
Câu chuyện số 4 - “CHÚNG TÔI RƠI XUỐNG VỰC”
Câu chuyện số 5 - “TÔI THẤY MÌNH CỨ MỤC RUỖNG DẦN”
Câu chuyện số 6 - SỰ ĐAU ĐỚN TRỞ NÊN ĐÔNG CỨNG
Câu chuyện không số - “THẰNG NÀO MẠNH DẠN THÌ ĐÃ CHẾT ĐƯỢC RỒI”
Câu chuyện số 8 - “KHI NÀO THÌ CÁI NGÀY TƯƠI SÁNG ĐÓ SẼ ĐẾN?”
Câu chuyện số 9 - “MÌNH LÀ SÂU RÓM QUẰN QUẠI TRONG LỬA”
Câu chuyện số 10 - “TÔI RẤT CÔ ĐƠN TRONG HÀNH TRÌNH CỦA MÌNH VỚI CON”
Câu chuyện số 11 - “KHÔNG PHẢI MÌNH SINH RA ĐỂ ĐAU KHỔ”
Câu chuyện số 12 - “HÔM NAY LÀ MỘT NGÀY NẮNG ĐẸP TUYỆT VỜI”
Chương 13 - TOÀN CẢNH
Chương 14 - HIỆN TƯỢNG
Chương 15 - PHÂN LOẠI VÀ CHẨN ĐOÁN
Chương 16 - NHỮNG MÔ HÌNH LÝ GIẢI
Chương 17 - TỔNG QUAN VỀ TRỊ LIỆU
Chương 18 - LIỆU PHÁP DƯỢC
Chương 19 - DẪN NHẬP VỀ TRỊ LIỆU TÂM LÝ
Chương 20 - BỎ CÁI KÍNH ĐEN XUỐNG: LIỆU PHÁP NHẬN THỨC HÀNH VI (CBT)
Chương 21 - CẢI THIỆN TƯƠNG TÁC NGƯỜI VỚI NGƯỜI: LIỆU PHÁP LIÊN CÁ NHÂN (IPT)
Chương 22 - TỰ VỆ VỚI CHÁNH NIỆM: LIỆU PHÁP NHẬN THỨC DỰA TRÊN CHÁNH NIỆM (MBCT)
Chương 23 - LO ÂU VÀ TRẦM CẢM
Chương 24 - CHẤN THƯƠNG TÂM LÝ VÀ TRẦM CẢM
Chương 25 - ĐƠN CỰC VÀ LƯỠNG CỰC
Chương 26 - TỰ HẠI
Chương 27 - TỰ SÁT
Chương 28 - PHÒNG NGỪA
Chương 29 - LỜI TÁC GIẢ
Chương 30 - LÀM GÌ KHI NGƯỜI THÂN TRẦM CẢM
ĐƯỜNG DÂY NÓNG NGÀY MAI
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHẦN I
PHẦN II
Câu chuyện số 1 - CON THÚ BỊ SĂN ĐUỔI
Câu chuyện số 2 - “ÔI, ĐỨA CON GÁI XINH ĐẸP CỦA TÔI”
Câu chuyện số 3 - MỘT KHÔNG GIAN XANH TÍM VÀ ĐẶC QUÁNH
Câu chuyện số 4 - “CHÚNG TÔI RƠI XUỐNG VỰC”
Câu chuyện số 5 - “TÔI THẤY MÌNH CỨ MỤC RUỖNG DẦN”
Câu chuyện số 6 - SỰ ĐAU ĐỚN TRỞ NÊN ĐÔNG CỨNG
Câu chuyện không số - “THẰNG NÀO MẠNH DẠN THÌ ĐÃ CHẾT ĐƯỢC RỒI”
Câu chuyện số 8 - “KHI NÀO THÌ CÁI NGÀY TƯƠI SÁNG ĐÓ SẼ ĐẾN?”
Câu chuyện số 9 - “MÌNH LÀ SÂU RÓM QUẰN QUẠI TRONG LỬA”
Câu chuyện số 10 - “TÔI RẤT CÔ ĐƠN TRONG HÀNH TRÌNH CỦA MÌNH VỚI CON”
Câu chuyện số 11 - “KHÔNG PHẢI MÌNH SINH RA ĐỂ ĐAU KHỔ”
Câu chuyện số 12 - “HÔM NAY LÀ MỘT NGÀY NẮNG ĐẸP TUYỆT VỜI”
Tìm mình
trong thế giới
hậu tuổi thơ
Những người trẻ đang đi tìm mình và cha mẹ của họ
Tìm mình trong thế giới hậu tuổi thơ
Những người trẻ đang đi tìm mình 
và cha mẹ của họ

Tặng

CHẠM
đến những góc khuất,
những mảng xám trong tâm hồn
của những người trẻ
đang đi tìm mình

NÊU RÕ những hiện thực nghiệt ngã dưới các lớp vỏ bọc đa dạng mà phụ huynh đang áp đặt lên con cái
THỨC TỈNH những ai đang làm cha mẹ, thầy cô và có người trẻ trong cuộc sống của mình, khiến họ phải ngồi xuống lắng nghe con em mình và suy ngẫm về bản thân, để học cách chữa lành cho chính họ và người thân, để rồi yêu thương đích thực
Phân tích SÂU SẮC về những tổn thương liên thế hệ trong gia đình, từ góc nhìn tâm lý, xã hội
CHẠM
đến những góc khuất,
những mảng xám trong tâm hồn
của những người trẻ
đang đi tìm mình
Phân tích SÂU SẮC những tổn thương liên thế hệ trong gia đình, từ góc nhìn tâm lý, xã hội
NÊU RÕ những hiện thực nghiệt ngã dưới các lớp vỏ bọc đa dạng mà phụ huynh đang áp đặt lên con cái
THỨC TỈNH những ai đang làm cha mẹ, thầy cô và có người trẻ trong cuộc sống của mình, khiến họ phải ngồi xuống lắng nghe con em mình và suy ngẫm về bản thân, để học cách chữa lành cho chính họ và người thân, để rồi yêu thương đích thực
Tìm mình trong thế giới hậu tuổi thơ dẫn người đọc vào thế giới của người trẻ trên dưới hai mươi tuổi, lứa tuổi không còn trẻ con, nhưng cũng chưa thực sự là người lớn. Trong thế giới đó có những run rẩy của va chạm thân thể lần đầu, có lấp lánh của tình yêu, có những đêm dài, những chuyến đi xa, những hoang mang và băn khoăn hiện sinh. Nhưng bao trùm lên tất cả, như một tấm màn lớn, là nỗi đau. Nỗi đau từ sự cô đơn của đứa con vẫn được xã hội khen là "trưởng thành" và "ngoan," từ sự trống rỗng nội tâm của đứa trẻ lớn lên trong một gia đình lạnh lẽo, từ sự tuyệt vọng của người trẻ bị giam cầm trong nhà tù mang tên tình yêu cha mẹ.
Trong phiên bản mới do Sách Thiện Tri Thức xuất bản, tác giả bổ sung chương Những trải nghiệm khắc nghiệt, stress độc hại và năng lực phục hồi.

Chương mới giới thiệu một trong những bảng hỏi được sử dụng rộng rãi bởi các nhà tâm lý học và nhân viên công tác xã hội, nhằm giúp bạn đọc tự có đánh giá ban đầu về mức độ khắc nghiệt của tuổi thơ của mình. Bên cạnh đó, tác giả phân tích về ranh giới của stress tích cực và stress độc hại trong quá trình phát triển cá nhân. Chương bổ sung cũng giới thiệu khái niệm quan trọng “năng lực phục hồi” - khả năng giúp người rơi vào khủng hoảng tâm lý có thể vượt qua và quay lại với trạng thái sức khoẻ tinh thần cũ - và những yếu tố ảnh hưởng tích cực hay tiêu cực lên năng lực này.

Lời mời đọc

Vang lên như những bài hát khi buồn đau khi dữ dội, những chân dung trong cuốn sách cùng các phân tích tâm lý học của tác giả sẽ khiến cha mẹ, thầy cô và tất cả những ai có người trẻ trong cuộc sống của mình phải thức tỉnh, phải ngồi xuống lắng nghe con em mình và suy ngẫm về bản thân, để học cách chữa lành và yêu thương đích thực.
Tìm mình trong thế giới hậu tuổi thơ dẫn người đọc vào thế giới của người trẻ trên dưới hai mươi tuổi, lứa tuổi không còn trẻ con, nhưng cũng chưa thực sự là người lớn. Trong thế giới đó có những run rẩy của va chạm thân thể lần đầu, có lấp lánh của tình yêu, có những đêm dài, những chuyến đi xa, những hoang mang và băn khoăn hiện sinh. Nhưng bao trùm lên tất cả, như một tấm màn lớn, là nỗi đau. Nỗi đau từ sự cô đơn của đứa con vẫn được xã hội khen là "trưởng thành" và "ngoan," từ sự trống rỗng nội tâm của đứa trẻ lớn lên trong một gia đình lạnh lẽo, từ sự tuyệt vọng của người trẻ bị giam cầm trong nhà tù mang tên tình yêu cha mẹ.
Vang lên như những bài hát khi buồn đau khi dữ dội, những chân dung trong cuốn sách cùng các phân tích tâm lý học của tác giả sẽ khiến cha mẹ, thầy cô và tất cả những ai có người trẻ trong cuộc sống của mình phải thức tỉnh, phải ngồi xuống lắng nghe con em mình và suy ngẫm về bản thân, để học cách chữa lành và yêu thương đích thực.
Trong phiên bản mới do Sách Thiện Tri Thức xuất bản, tác giả bổ sung chương Những trải nghiệm khắc nghiệt, stress độc hại và năng lực phục hồi.

Chương mới giới thiệu một trong những bảng hỏi được sử dụng rộng rãi bởi các nhà tâm lý học và nhân viên công tác xã hội, nhằm giúp bạn đọc tự có đánh giá ban đầu về mức độ khắc nghiệt của tuổi thơ của mình. Bên cạnh đó, tác giả phân tích về ranh giới của stress tích cực và stress độc hại trong quá trình phát triển cá nhân. Chương bổ sung cũng giới thiệu khái niệm quan trọng “năng lực phục hồi” - khả năng giúp người rơi vào khủng hoảng tâm lý có thể vượt qua và quay lại với trạng thái sức khoẻ tinh thần cũ - và những yếu tố ảnh hưởng tích cực hay tiêu cực lên năng lực này.

Thông tin cuốn sách

● Tên sách: Tìm mình trong thế giới hậu tuổi thơ
● Tác giả: Đặng Hoàng Giang
● Khổ sách: 14,5 cm x 20,5 cm
● Số trang: 400 trang
● Giá gốc: 168.000 đ
Giá ưu đãi: 143.000 đ (- 15%)
Phí ship toàn quốc: đồng giá 18.000đ
Quà tặng: CHỮ KÝ TÁC GIẢ cho 250 cuốn sách đầu tiên

Mục lục

KHÚC DẠO ĐẦU

1. “Tôi muốn mọi người biết rằng có nhiều đứa trẻ vẫn đang chống chọi từng ngày để lớn lên thành người tử tế”
2. Lời tựa

PHẦN MỘT: THẾ GIỚI VẮNG BÓNG NGƯỜI LỚN

3. “Khi không được yêu thương thì người ta cũng không quen với việc yêu thương người khác”
4. “Chúng tôi đang đi với sự bất an vô bờ bến”
5. Lời tác giả: Những đứa trẻ bị bỏ rơi


KHÚC CHUYỂN GIAO SỐ MỘT

6. “Tôi có phải là người xấu không? Tới giờ tôi vẫn không có câu trả lời”

PHẦN HAI: NHỮNG ĐỨA TRẺ NHẦM VAI

7. “Tôi mong có người dìu dắt nhưng lại phải dìu dắt bố mẹ tôi”
8. “Ai cũng mưu cầu được là bản thân mình”
9. “Tôi đang lạc lối với tất cả mọi thứ trong cuộc đời tôi”

KHÚC CHUYỂN GIAO SỐ HAI

10. Lời tác giả: Tìm mình trong thế giới hậu tuổi thơ

PHẦN BA: TRONG NGỤC TÙ CỦA TÌNH YÊU

11. “Tôi là người lữ hành đêm trên một cao tốc heo hút vắng người, chỉ mong mỏi ánh đèn pha xa xăm của một chiếc xe nào đó đến đón mình về nhà”
12. “Trong những ngày tháng khó khăn nhất, âm nhạc giữ cho tôi ngủ yên”
13. “Tôi tìm mọi cách để bảo vệ tình yêu”
14. “Tôi có khao khát cháy bỏng muốn bố mẹ biết được rằng tôi là ai”
15. Lời tác giả: Thể diện của cha mẹ và tình yêu ngục tù
16. “Tôi là cái nhà hỏng từ móng rồi”

KHÚC CHUYỂN GIAO SỐ BA

17. Lời tác giả: Gánh nặng của tuổi thơ (I) – Những kết nối hỏng hóc
18. Lời tác giả: Gánh nặng của tuổi thơ (II) – Những trải nghiệm khắc nghiệt, stress độc hại và năng lực phục hồi

VĨ THANH: HÀNH TRÌNH CHỮA LÀNH

19. “Mỗi lần giận dữ, đau đớn hay lo sợ trỗi lên, tôi lại cố gắng nhìn vào nó và đọc tên nó ra”
20. “Tôi hiểu là ai cũng có nỗi khổ riêng của mình, mẹ đã từng là một đứa trẻ khao khát tình yêu thương”
21. Lời tác giả: Hành trình chữa lành
KHÚC DẠO ĐẦU

1. “Tôi muốn mọi người biết rằng có nhiều đứa trẻ vẫn đang chống chọi từng ngày để lớn lên thành người tử tế”
2. Lời tựa


PHẦN MỘT: THẾ GIỚI VẮNG BÓNG NGƯỜI LỚN

3. “Khi không được yêu thương thì người ta cũng không quen với việc yêu thương người khác”
4. “Chúng tôi đang đi với sự bất an vô bờ bến”
5. Lời tác giả: Những đứa trẻ bị bỏ rơi

KHÚC CHUYỂN GIAO SỐ MỘT

6. “Tôi có phải là người xấu không? Tới giờ tôi vẫn không có câu trả lời”

PHẦN HAI: NHỮNG ĐỨA TRẺ NHẦM VAI

7. “Tôi mong có người dìu dắt nhưng lại phải dìu dắt bố mẹ tôi”
8. “Ai cũng mưu cầu được là bản thân mình”
9. “Tôi đang lạc lối với tất cả mọi thứ trong cuộc đời tôi”

KHÚC CHUYỂN GIAO SỐ HAI

10. Lời tác giả: Tìm mình trong thế giới hậu tuổi thơ

PHẦN BA: TRONG NGỤC TÙ CỦA TÌNH YÊU

11. “Tôi là người lữ hành đêm trên một cao tốc heo hút vắng người, chỉ mong mỏi ánh đèn pha xa xăm của một chiếc xe nào đó đến đón mình về nhà”
12. “Trong những ngày tháng khó khăn nhất, âm nhạc giữ cho tôi ngủ yên”
13. “Tôi tìm mọi cách để bảo vệ tình yêu”
14. “Tôi có khao khát cháy bỏng muốn bố mẹ biết được rằng tôi là ai”
15. Lời tác giả: Thể diện của cha mẹ và tình yêu ngục tù
16. “Tôi là cái nhà hỏng từ móng rồi”

KHÚC CHUYỂN GIAO SỐ BA

17. Lời tác giả: Gánh nặng của tuổi thơ (I) – Những kết nối hỏng hóc
18. Lời tác giả: Gánh nặng của tuổi thơ (II) – Những trải nghiệm khắc nghiệt, stress độc hại và năng lực phục hồi

VĨ THANH: HÀNH TRÌNH CHỮA LÀNH

19. “Mỗi lần giận dữ, đau đớn hay lo sợ trỗi lên, tôi lại cố gắng nhìn vào nó và đọc tên nó ra”
20. “Tôi hiểu là ai cũng có nỗi khổ riêng của mình, mẹ đã từng là một đứa trẻ khao khát tình yêu thương”
21. Lời tác giả: Hành trình chữa lành

ĐẶT MUA SÁCH

ĐẶT MUA SÁCH TẠI ĐÂY

Cảm ơn bạn đã ủng hộ Sách Thiện Tri Thức!

Đặt mua từ 20 sản phẩm trở lên, vui lòng liên hệ với Hotline: 0328033988 (Zalo) để nhận ưu đãi về giá.
“HÔM NAY LÀ MỘT NGÀY NẮNG ĐẸP TUYỆT VỜI”
(Thùy Dương, 24 tuổi, sinh viên ngành Tâm lý)

Ngày 30 tháng Mười hai 2017
Vậy là mình đã từ New Zealand về Sài Gòn nghỉ hè được một tuần. Mình không thích Tết. Cỗ bàn, khách khứa liên miên, ai cũng khoe nhà, khoe xe, khoe con cái du học này nọ. Đến cuối ngày là mình kiệt sức, cơ mặt cứng lại vì phải mỉm cười. Cái đau ê ẩm toàn thân khiến mình không suy nghĩ được mạch lạc nữa, chỉ cố loay hoay tìm một tư thế khả dĩ trên giường. Bên ngoài nhìn vào, mình trông như một đứa lười biếng, và mình biết bố mẹ cũng nghĩ vậy.
Hôm trước, khi dọn va li, mình thấy tờ ghi nhớ của trung tâm trị liệu tâm lý kẹp trong một cuốn sách.

Mỗi khi cảm thấy muốn tự sát, tôi có thể gọi điện cho đường dây nóng. Họ sẽ hướng dẫn và trợ giúp tôi, dù tôi có thể chỉ khóc mà chẳng biết nói gì cả.
Tôi biết rằng họ là những con người trắc ẩn và nhẹ nhàng, họ chuyên nghiệp và sẵn lòng giúp đỡ. Họ sẽ hiểu tôi. Ngày nào họ cũng nói chuyện với những người khóc lóc và bất an, họ sẽ không bao giờ phán xét tôi.
Tôi có thể gọi cho đường dây nóng. Bất kể là tôi khóc, tôi hoảng loạn, hay đầu óc tôi trống rỗng, họ sẽ giúp tôi.
Số điện thoại của đường dây nóng là: 15 12 17.


Mình đã dừng chia sẻ tình trạng của mình cho bố mẹ. Đến giờ họ vẫn không hiểu chuyện gì đang xảy ra với con mình. Bố thì cho là mình phải bỏ học ở Mỹ vì tiếng Anh của mình kém và mình bị sốc văn hóa. Mẹ thì thỉnh thoảng hỏi, “Thế bây giờ thì… cái… cái ấy của con thế nào rồi?” Mẹ không nhắc tới chữ trầm cảm.
Mình cũng không kể cho người ngoài về bệnh của mình nữa. “Sướng quá hóa rồ,” “con nhà giàu giẫm phải gai mùng tơi,” người ta hay nói vậy. Gia đình mình như thế thì mình không có quyền để trầm cảm.

Ngày 10 tháng Hai 2018
Tối nay nhà mình lại có tiệc. Bố xoay nhẹ ly rượu vang trong tay và lưu ý mọi người, đĩa này là thịt bò Kobe, bát kia là vây cá mập. Buổi chiều, mình đã phải dọn dẹp phòng để bố dẫn khách tham quan nhà. Phòng của mình theo ý bố, đầy đồ đạc màu kem và có chân cong cong như trong cung điện châu Âu, vì bố bảo nếu trang trí theo gu của mình thì sẽ phá vỡ phong cách của cả tòa nhà. Rồi bố ngồi ở phòng khách điều khiển nhạc ở phòng ngủ và dùng điện thoại để kéo rèm cho mọi người xem. Trước đó thì mẹ khoe bộ ảnh gia đình trong kỳ nghỉ vừa rồi. Hôm đó, mọi người phải mặc đồ màu đỏ hay da cam, ngồi trên bãi cỏ của resort sáu sao, bố chỉnh đốn rất lâu để điệu bộ của ai cũng “tự nhiên.” Trời rất nóng, mọi người mồ hôi nhễ nhại nhưng phải liên tục lau và tỏ ra hôm đó là một ngày rất đẹp trời.

Một ông thực khách khen ngành học của mình hay và quan trọng, khiến bố có vẻ hài lòng. Mình nhớ lại là từ khoảnh khắc mình từ Mỹ hạ cánh xuống Tân Sơn Nhất thì bố không nói với mình một câu nào, và cũng không nhìn vào mắt mình một lần nào nữa. Đơn giản là mình không tồn tại với bố. Khách tới nhà, bố chỉ nói về em gái mình. Tới khi mình trên gác xuống thì khách ngạc nhiên, “Ơ, thế cháu đang ở nhà à?” Mình nhìn xuống đất, chả nhẽ lại bảo, “Cháu bị bệnh, cháu phải nghỉ học.” Từ phía bố là một sự im lặng băng giá.
Một năm rưỡi sau ngày từ Mỹ về Việt Nam, mình nhận được offer đi học ở New Zealand. Hôm đó bố đổi thái độ, gọi mình xuống nói chuyện như là chưa có gì xảy ra. Tới giờ, mình vẫn khó khăn để hiểu được chuyện này.
Không, thực ra trong thời gian đó, có một lần bố nói chuyện với mình. Đó là thời điểm mình đã tới hai bác sĩ tâm thần, đã uống thuốc nhưng bỏ vì tác dụng phụ. Mẹ dẫn mình tới một người quen để cô ấy “sắp xếp lại năng lượng” của mình. Được vài buổi thì mình khước từ, không đi nữa, mình chui vào nhà tắm, ngồi thu lu trong góc, khóc. Bố tới đứng bên ngoài, hỏi, “Con làm sao đấy?” Câu hỏi của bố khiến mình có chút hy vọng, hy vọng là mình có thể mở lòng để bố hiểu và an ủi. Mình tấm tức kể xong thì bố nói, “Có mỗi cái chuyện ấy mà con không làm được? Thế thì sau này còn làm được việc gì nữa?”
Bố hay nói câu ấy. Trong bữa ăn lúc nãy, bố quay sang em vừa làm bắn nước sốt ra bàn, “Mỗi cầm dao dĩa mà không làm được, đồ hậu đậu!” Bố sợ bị khách đánh giá.
Không biết mình có phi logic không, nhưng việc bố mẹ cố gắng để trở nên giàu có đã làm mình rất đau khổ. Trong những năm tháng mà bố mẹ điên cuồng kiếm tiền, mình và em đã phải trả giá.
Mình đang cố để tha thứ cho bố.








                                                                                                                                  LỜI TÁC GIẢ

Khi bước vào hành trình kéo dài hai năm với người trầm cảm mà điểm kết của nó là cuốn sách này, tôi đã cho rằng nó sẽ không quá khó khăn. Tôi đã từng đồng hành với người trẻ mười tám, đôi mươi, khoảng cách thế hệ giữa tôi và họ rất lớn, đã từng đi cùng người cận tử, sự đau đớn thể xác và cái chết luôn cận kề, còn những nhân vật này, họ “chỉ trầm cảm thôi mà.”
Tôi đã nhầm làm sao.
Quá trình chuyện trò của tôi với nhân vật có thể đứt quãng nhiều tháng, khi họ bị nhấn chìm trong một giai đoạn trầm cảm mới. Nhiều cuộc gặp bị hoãn vào phút cuối vì đêm trước họ thức trắng. Email của tôi có thể không được phản hồi nhiều tuần, bởi với họ, mở email ra vất vả giống như leo qua một quả núi. Có những địa điểm gặp bị thay đổi bởi họ bị ám ảnh bởi một nỗi bất an không gọi được tên. Có những ký ức chúng tôi không tiếp cận được bởi chúng vẫn còn khiến họ run rẩy sợ hãi. Đi cùng họ, tôi thấm thía rằng trầm cảm khó hiểu thế nào với người ngoài. Khi có thể ra ngoài để ngồi trước mặt tôi, họ là những con người sáng sủa, duyên dáng, nói năng khúc chiết. Thật khó để hình dung chỉ tuần trước đó, họ lê lết, sợ hãi, kiệt quệ, hoặc mấy tuần sau đó thôi, tay họ sẽ đầy các vết cắt.
Tôi đã trải qua những giây phút đau buồn, bất lực và cả giận dữ khi chứng kiến sự cản trở khổng lồ mà cộng đồng vứt vào cuộc đời của người trầm cảm. Trầm cảm gây khuyết tật, nhưng nó là một thứ thương tích vô hình. Nếu người đi xe lăn khiến người khác động lòng trắc ẩn và sẵn sàng giúp đỡ thì người mang khuyết tật vô hình không những không được hưởng một sự ưu tiên nào mà còn bị đánh giá, bởi họ bị so sánh với người lành lặn. Đồng nghiệp của một người đang điều trị ung thư sẽ tạo điều kiện để anh vừa đi làm vừa chạy hóa chất. Đồng nghiệp của người trầm cảm, do không biết anh bị bệnh hay khước từ coi đó là bệnh “thật”, sẽ coi anh là vô kỷ luật và không đáng tin cậy khi anh muộn thời hạn vì trầm cảm khiến anh lê lết.
Căn bệnh này không chỉ vô hình vì người ta không dễ dàng nhìn thấy, nó vô hình bởi nó bị giấu kín. Trong số hàng trăm người mà tôi đã tiếp xúc, đa số tiết lộ rằng tôi là người duy nhất biết họ có trầm cảm. Nếu như nhiều người lẳng lặng đi khám ung thư một mình vì không muốn người nhà lo lắng thì cũng nhiều người lẳng lặng đi khám trầm cảm một mình, nhưng là vì sợ bị đánh giá. Đây là lý do khác dẫn tới việc chín mươi phần trăm người trầm cảm không được trị liệu. Đáng tiếc là họ có lý do để làm vậy. Bố Hằng nói rằng cô “cứ diễn,” bố Uyên nói rằng cô “làm trò.” Họ hàng của Thành cho rằng anh ở nhà vì lười nhác, họ hàng của Thanh cho rằng cậu ham game và được mẹ nuông chiều. Họ hàng của Hoa cho rằng cô “điên khùng kiểu Tây.” Con cái ông Thạch ngăn ông tới bệnh viện tâm thần, vì “bố có làm sao đâu.”
Theo một khảo sát cách đây vài năm, vẫn còn một phần ba người Nhật tin là “yếu đuối là nguyên nhân gây ra trầm cảm.” Ngay cả ở Mỹ, một trong bốn người cho rằng việc thừa nhận mình trầm cảm sẽ ảnh hưởng tới quan hệ bạn bè của họ. Chín trong mười người Anh tin rằng điều này sẽ ảnh hưởng tới sự nghiệp của họ. Thật khó hình dung điều này xảy ra với người bị hở van tim hay tiểu đường. Rõ ràng, định kiến trầm cảm là một dấu hiệu của hỏng hóc trong tính cách hay trong đạo đức còn rất nặng nề…
Định kiến và kỳ thị không chỉ xảy ra ở mức độ cá nhân, mà còn ở mức độ hệ thống, khi chúng tới từ các thể chế như hệ thống y tế hay trường học. Giáo viên của Thanh nghi ngờ cậu thực ra “đang kiếm cớ để lười” khi xin được đi học muộn vì mất ngủ. Nhiều nhân viên y tế ác cảm với người tự hại và tự sát, cho rằng họ đang lấy đi nguồn lực từ các bệnh nhân khác xứng đáng được giúp đỡ hơn. Một bác sĩ chia sẻ: “Tự tử là vô trách nhiệm. Tất cả bác sĩ chúng tôi đều ghét người tự tử. Công việc của chúng tôi đã rất nhiều và căng thẳng, bao nhiêu bệnh nhân trong tình trạng nặng hy vọng được bác sĩ cứu, thì lại có người tăng thêm việc cho chúng tôi bằng cách cố gắng tước đoạt mạng sống của chính họ.” Rồi anh chất vấn thêm, “Tôi muốn hỏi các bạn, các bạn đã làm điều gì cho gia đình, người thân, xã hội chưa mà mong muốn mọi người phải quan tâm tới mình?” Những miệt thị, mắng mỏ, “Chỉ vì một thằng con trai,” “Từng này tuổi rồi mà còn nghĩ tới chuyện tự tử,” từ nhân viên y tế cho thấy không chỉ một vấn đề về y đức mà còn một lỗ hổng chuyên môn khổng lồ. Định kiến và kỳ thị tạo nên rào cản khiến người ta không tìm tới sự giúp đỡ. Thậm chí, với nhiều người trầm cảm, trải nghiệm khám chữa bệnh mang tính tổn thương và ám ảnh tới mức họ sợ quay lại.
Sống trong một môi trường như vậy, chính người trầm cảm có thể quay ra kỳ thị người trầm cảm và khước từ thừa nhận mình bị bệnh. Sau ba lần tới bác sĩ và chuyên gia tâm lý, ba lần nhận chẩn đoán trầm cảm, Xuân Thủy vẫn không tin vào điều này và không muốn tìm hiểu về bệnh. “Không, mình không thể bị cái bệnh đó, nó không liên quan gì tới mình. Nó là cái thứ mà chỉ những người kém cỏi, thô thiển, thường xuyên khóc lóc vật vã, mới bị. Mình lịch lãm, sạch sẽ, đẹp đẽ, ăn nói gẫy gọn, IQ, EQ sáng láng, mình không bị trầm cảm được.”
Nhiều người có thể dễ dàng chấp nhận mình bị viêm ruột thừa, mỡ máu, hở van tim, những cái đó nằm ngoài sự kiểm soát của lý trí và ý chí của họ. Nhưng họ cho rằng thừa nhận bị trầm cảm cũng là thừa nhận không còn kiểm soát được đầu óc của mình nữa, điều họ không thể chấp nhận được. Điều này hay xảy ra ở những người vốn có lịch sử sống rất độc lập, rất lý trí, những người coi tư duy, quyết tâm, ý chí nỗ lực là một phần cơ bản của căn tính của mình. Những người này thường cảm thấy dễ chịu hơn khi họ lý giải những biểu hiện trầm cảm là do mình chưa đủ mạnh mẽ. “Không, tôi không bị trầm cảm, tôi không điên, tôi vẫn là tôi, vẫn kiểm soát được suy nghĩ của mình, chẳng qua lúc tôi tự sát là lúc tôi yếu đuối mà thôi.” Những người này thường có xu hướng cố gắng “mạnh mẽ” tới phút cuối mà không cho phép mình tìm tới bất cứ sự trợ giúp nào, để không làm người xung quanh và chính mình thất vọng. Nguy hiểm không kém, họ sẽ gạt đi khả năng người thân của họ cũng bị trầm cảm, giống như họ đã gạt đi là chuyện đó có thể xảy ra với mình. Họ sẽ yêu cầu người kia cũng phải dùng nỗ lực, ý chí để vượt qua mọi trạng thái khủng hoảng tâm lý và rối loạn cảm xúc mà không được
“đổ lỗi” cho bệnh…

Trích đoạn "Đại dương đen"

“HÔM NAY LÀ MỘT NGÀY NẮNG ĐẸP TUYỆT VỜI”
(Thùy Dương, 24 tuổi, sinh viên ngành Tâm lý)

Ngày 30 tháng Mười hai 2017
Vậy là mình đã từ New Zealand về Sài Gòn nghỉ hè được một tuần. Mình không thích Tết. Cỗ bàn, khách khứa liên miên, ai cũng khoe nhà, khoe xe, khoe con cái du học này nọ. Đến cuối ngày là mình kiệt sức, cơ mặt cứng lại vì phải mỉm cười. Cái đau ê ẩm toàn thân khiến mình không suy nghĩ được mạch lạc nữa, chỉ cố loay hoay tìm một tư thế khả dĩ trên giường. Bên ngoài nhìn vào, mình trông như một đứa lười biếng, và mình biết bố mẹ cũng nghĩ vậy.
Hôm trước, khi dọn va li, mình thấy tờ ghi nhớ của trung tâm trị liệu tâm lý kẹp trong một cuốn sách.

Mỗi khi cảm thấy muốn tự sát, tôi có thể gọi điện cho đường dây nóng. Họ sẽ hướng dẫn và trợ giúp tôi, dù tôi có thể chỉ khóc mà chẳng biết nói gì cả.
Tôi biết rằng họ là những con người trắc ẩn và nhẹ nhàng, họ chuyên nghiệp và sẵn lòng giúp đỡ. Họ sẽ hiểu tôi. Ngày nào họ cũng nói chuyện với những người khóc lóc và bất an, họ sẽ không bao giờ phán xét tôi.
Tôi có thể gọi cho đường dây nóng. Bất kể là tôi khóc, tôi hoảng loạn, hay đầu óc tôi trống rỗng, họ sẽ giúp tôi.
Số điện thoại của đường dây nóng là: 15 12 17.


Mình đã dừng chia sẻ tình trạng của mình cho bố mẹ. Đến giờ họ vẫn không hiểu chuyện gì đang xảy ra với con mình. Bố thì cho là mình phải bỏ học ở Mỹ vì tiếng Anh của mình kém và mình bị sốc văn hóa. Mẹ thì thỉnh thoảng hỏi, “Thế bây giờ thì… cái… cái ấy của con thế nào rồi?” Mẹ không nhắc tới chữ trầm cảm.
Mình cũng không kể cho người ngoài về bệnh của mình nữa. “Sướng quá hóa rồ,” “con nhà giàu giẫm phải gai mùng tơi,” người ta hay nói vậy. Gia đình mình như thế thì mình không có quyền để trầm cảm.

Ngày 10 tháng Hai 2018
Tối nay nhà mình lại có tiệc. Bố xoay nhẹ ly rượu vang trong tay và lưu ý mọi người, đĩa này là thịt bò Kobe, bát kia là vây cá mập. Buổi chiều, mình đã phải dọn dẹp phòng để bố dẫn khách tham quan nhà. Phòng của mình theo ý bố, đầy đồ đạc màu kem và có chân cong cong như trong cung điện châu Âu, vì bố bảo nếu trang trí theo gu của mình thì sẽ phá vỡ phong cách của cả tòa nhà. Rồi bố ngồi ở phòng khách điều khiển nhạc ở phòng ngủ và dùng điện thoại để kéo rèm cho mọi người xem. Trước đó thì mẹ khoe bộ ảnh gia đình trong kỳ nghỉ vừa rồi. Hôm đó, mọi người phải mặc đồ màu đỏ hay da cam, ngồi trên bãi cỏ của resort sáu sao, bố chỉnh đốn rất lâu để điệu bộ của ai cũng “tự nhiên.” Trời rất nóng, mọi người mồ hôi nhễ nhại nhưng phải liên tục lau và tỏ ra hôm đó là một ngày rất đẹp trời.

Một ông thực khách khen ngành học của mình hay và quan trọng, khiến bố có vẻ hài lòng. Mình nhớ lại là từ khoảnh khắc mình từ Mỹ hạ cánh xuống Tân Sơn Nhất thì bố không nói với mình một câu nào, và cũng không nhìn vào mắt mình một lần nào nữa. Đơn giản là mình không tồn tại với bố. Khách tới nhà, bố chỉ nói về em gái mình. Tới khi mình trên gác xuống thì khách ngạc nhiên, “Ơ, thế cháu đang ở nhà à?” Mình nhìn xuống đất, chả nhẽ lại bảo, “Cháu bị bệnh, cháu phải nghỉ học.” Từ phía bố là một sự im lặng băng giá.
Một năm rưỡi sau ngày từ Mỹ về Việt Nam, mình nhận được offer đi học ở New Zealand. Hôm đó bố đổi thái độ, gọi mình xuống nói chuyện như là chưa có gì xảy ra. Tới giờ, mình vẫn khó khăn để hiểu được chuyện này.
Không, thực ra trong thời gian đó, có một lần bố nói chuyện với mình. Đó là thời điểm mình đã tới hai bác sĩ tâm thần, đã uống thuốc nhưng bỏ vì tác dụng phụ. Mẹ dẫn mình tới một người quen để cô ấy “sắp xếp lại năng lượng” của mình. Được vài buổi thì mình khước từ, không đi nữa, mình chui vào nhà tắm, ngồi thu lu trong góc, khóc. Bố tới đứng bên ngoài, hỏi, “Con làm sao đấy?” Câu hỏi của bố khiến mình có chút hy vọng, hy vọng là mình có thể mở lòng để bố hiểu và an ủi. Mình tấm tức kể xong thì bố nói, “Có mỗi cái chuyện ấy mà con không làm được? Thế thì sau này còn làm được việc gì nữa?”
Bố hay nói câu ấy. Trong bữa ăn lúc nãy, bố quay sang em vừa làm bắn nước sốt ra bàn, “Mỗi cầm dao dĩa mà không làm được, đồ hậu đậu!” Bố sợ bị khách đánh giá.
Không biết mình có phi logic không, nhưng việc bố mẹ cố gắng để trở nên giàu có đã làm mình rất đau khổ. Trong những năm tháng mà bố mẹ điên cuồng kiếm tiền, mình và em đã phải trả giá.
Mình đang cố để tha thứ cho bố.








                                           LỜI TÁC GIẢ

K
hi bước vào hành trình kéo dài hai năm với người trầm cảm mà điểm kết của nó là cuốn sách này, tôi đã cho rằng nó sẽ không quá khó khăn. Tôi đã từng đồng hành với người trẻ mười tám, đôi mươi, khoảng cách thế hệ giữa tôi và họ rất lớn, đã từng đi cùng người cận tử, sự đau đớn thể xác và cái chết luôn cận kề, còn những nhân vật này, họ “chỉ trầm cảm thôi mà.”
Tôi đã nhầm làm sao.
Quá trình chuyện trò của tôi với nhân vật có thể đứt quãng nhiều tháng, khi họ bị nhấn chìm trong một giai đoạn trầm cảm mới. Nhiều cuộc gặp bị hoãn vào phút cuối vì đêm trước họ thức trắng. Email của tôi có thể không được phản hồi nhiều tuần, bởi với họ, mở email ra vất vả giống như leo qua một quả núi. Có những địa điểm gặp bị thay đổi bởi họ bị ám ảnh bởi một nỗi bất an không gọi được tên. Có những ký ức chúng tôi không tiếp cận được bởi chúng vẫn còn khiến họ run rẩy sợ hãi. Đi cùng họ, tôi thấm thía rằng trầm cảm khó hiểu thế nào với người ngoài. Khi có thể ra ngoài để ngồi trước mặt tôi, họ là những con người sáng sủa, duyên dáng, nói năng khúc chiết. Thật khó để hình dung chỉ tuần trước đó, họ lê lết, sợ hãi, kiệt quệ, hoặc mấy tuần sau đó thôi, tay họ sẽ đầy các vết cắt.
Tôi đã trải qua những giây phút đau buồn, bất lực và cả giận dữ khi chứng kiến sự cản trở khổng lồ mà cộng đồng vứt vào cuộc đời của người trầm cảm. Trầm cảm gây khuyết tật, nhưng nó là một thứ thương tích vô hình. Nếu người đi xe lăn khiến người khác động lòng trắc ẩn và sẵn sàng giúp đỡ thì người mang khuyết tật vô hình không những không được hưởng một sự ưu tiên nào mà còn bị đánh giá, bởi họ bị so sánh với người lành lặn. Đồng nghiệp của một người đang điều trị ung thư sẽ tạo điều kiện để anh vừa đi làm vừa chạy hóa chất. Đồng nghiệp của người trầm cảm, do không biết anh bị bệnh hay khước từ coi đó là bệnh “thật”, sẽ coi anh là vô kỷ luật và không đáng tin cậy khi anh muộn thời hạn vì trầm cảm khiến anh lê lết.
Căn bệnh này không chỉ vô hình vì người ta không dễ dàng nhìn thấy, nó vô hình bởi nó bị giấu kín. Trong số hàng trăm người mà tôi đã tiếp xúc, đa số tiết lộ rằng tôi là người duy nhất biết họ có trầm cảm. Nếu như nhiều người lẳng lặng đi khám ung thư một mình vì không muốn người nhà lo lắng thì cũng nhiều người lẳng lặng đi khám trầm cảm một mình, nhưng là vì sợ bị đánh giá. Đây là lý do khác dẫn tới việc chín mươi phần trăm người trầm cảm không được trị liệu. Đáng tiếc là họ có lý do để làm vậy. Bố Hằng nói rằng cô “cứ diễn,” bố Uyên nói rằng cô “làm trò.” Họ hàng của Thành cho rằng anh ở nhà vì lười nhác, họ hàng của Thanh cho rằng cậu ham game và được mẹ nuông chiều. Họ hàng của Hoa cho rằng cô “điên khùng kiểu Tây.” Con cái ông Thạch ngăn ông tới bệnh viện tâm thần, vì “bố có làm sao đâu.”
Theo một khảo sát cách đây vài năm, vẫn còn một phần ba người Nhật tin là “yếu đuối là nguyên nhân gây ra trầm cảm.” Ngay cả ở Mỹ, một trong bốn người cho rằng việc thừa nhận mình trầm cảm sẽ ảnh hưởng tới quan hệ bạn bè của họ. Chín trong mười người Anh tin rằng điều này sẽ ảnh hưởng tới sự nghiệp của họ. Thật khó hình dung điều này xảy ra với người bị hở van tim hay tiểu đường. Rõ ràng, định kiến trầm cảm là một dấu hiệu của hỏng hóc trong tính cách hay trong đạo đức còn rất nặng nề…
Định kiến và kỳ thị không chỉ xảy ra ở mức độ cá nhân, mà còn ở mức độ hệ thống, khi chúng tới từ các thể chế như hệ thống y tế hay trường học. Giáo viên của Thanh nghi ngờ cậu thực ra “đang kiếm cớ để lười” khi xin được đi học muộn vì mất ngủ. Nhiều nhân viên y tế ác cảm với người tự hại và tự sát, cho rằng họ đang lấy đi nguồn lực từ các bệnh nhân khác xứng đáng được giúp đỡ hơn. Một bác sĩ chia sẻ: “Tự tử là vô trách nhiệm. Tất cả bác sĩ chúng tôi đều ghét người tự tử. Công việc của chúng tôi đã rất nhiều và căng thẳng, bao nhiêu bệnh nhân trong tình trạng nặng hy vọng được bác sĩ cứu, thì lại có người tăng thêm việc cho chúng tôi bằng cách cố gắng tước đoạt mạng sống của chính họ.” Rồi anh chất vấn thêm, “Tôi muốn hỏi các bạn, các bạn đã làm điều gì cho gia đình, người thân, xã hội chưa mà mong muốn mọi người phải quan tâm tới mình?” Những miệt thị, mắng mỏ, “Chỉ vì một thằng con trai,” “Từng này tuổi rồi mà còn nghĩ tới chuyện tự tử,” từ nhân viên y tế cho thấy không chỉ một vấn đề về y đức mà còn một lỗ hổng chuyên môn khổng lồ. Định kiến và kỳ thị tạo nên rào cản khiến người ta không tìm tới sự giúp đỡ. Thậm chí, với nhiều người trầm cảm, trải nghiệm khám chữa bệnh mang tính tổn thương và ám ảnh tới mức họ sợ quay lại.
Sống trong một môi trường như vậy, chính người trầm cảm có thể quay ra kỳ thị người trầm cảm và khước từ thừa nhận mình bị bệnh. Sau ba lần tới bác sĩ và chuyên gia tâm lý, ba lần nhận chẩn đoán trầm cảm, Xuân Thủy vẫn không tin vào điều này và không muốn tìm hiểu về bệnh. “Không, mình không thể bị cái bệnh đó, nó không liên quan gì tới mình. Nó là cái thứ mà chỉ những người kém cỏi, thô thiển, thường xuyên khóc lóc vật vã, mới bị. Mình lịch lãm, sạch sẽ, đẹp đẽ, ăn nói gẫy gọn, IQ, EQ sáng láng, mình không bị trầm cảm được.”
Nhiều người có thể dễ dàng chấp nhận mình bị viêm ruột thừa, mỡ máu, hở van tim, những cái đó nằm ngoài sự kiểm soát của lý trí và ý chí của họ. Nhưng họ cho rằng thừa nhận bị trầm cảm cũng là thừa nhận không còn kiểm soát được đầu óc của mình nữa, điều họ không thể chấp nhận được. Điều này hay xảy ra ở những người vốn có lịch sử sống rất độc lập, rất lý trí, những người coi tư duy, quyết tâm, ý chí nỗ lực là một phần cơ bản của căn tính của mình. Những người này thường cảm thấy dễ chịu hơn khi họ lý giải những biểu hiện trầm cảm là do mình chưa đủ mạnh mẽ. “Không, tôi không bị trầm cảm, tôi không điên, tôi vẫn là tôi, vẫn kiểm soát được suy nghĩ của mình, chẳng qua lúc tôi tự sát là lúc tôi yếu đuối mà thôi.” Những người này thường có xu hướng cố gắng “mạnh mẽ” tới phút cuối mà không cho phép mình tìm tới bất cứ sự trợ giúp nào, để không làm người xung quanh và chính mình thất vọng. Nguy hiểm không kém, họ sẽ gạt đi khả năng người thân của họ cũng bị trầm cảm, giống như họ đã gạt đi là chuyện đó có thể xảy ra với mình. Họ sẽ yêu cầu người kia cũng phải dùng nỗ lực, ý chí để vượt qua mọi trạng thái khủng hoảng tâm lý và rối loạn cảm xúc mà không được

“đổ lỗi” cho bệnh…

"TÔI MUỐN MỌI NGƯỜI BIẾT RẰNG CÓ NHIỀU ĐỨA TRẺ ĐANG CHỐNG CHỌI TỪNG NGÀY ĐỂ LỚN LÊN THÀNH NGƯỜI TỬ TẾ"
(Phương Anh, 20 tuổi, bỏ học đại học)



Tôi nhớ mãi lần tôi và Dũng ngồi ở ven hồ Tây. Chúng tôi im lặng, nhìn ra hồ và hơi mỉm cười… Chả có gì xảy ra cả, mà tôi thấy hạnh phúc, buồn cười thế.

Ký ức đầu tiên về bố mẹ đánh nhau là khi tôi năm tuổi. Tôi đơ ra nhìn, miệng vẫn đầy cơm, không khóc, không hiểu chuyện gì đang xảy ra. Hồi cấp Hai thì ban đêm tôi hay bật dậy vì nghe tiếng mẹ gọi từ phòng bên, “Phương ơi, cứu mẹ!” Mở cửa phòng, tôi thấy hoặc bố đang túm tóc mẹ, hoặc mẹ nằm dưới chân giường, bật đèn lên thì thấy người mẹ tím tái. Có lần tôi gắt, “Điên à, tại sao lại hành người ta như thế? Con mệt lắm rồi, để cho con ngủ!” Mấy năm sau thì thỉnh thoảng ban đêm hai mẹ con phải dựng nhau dậy vào bệnh viện vì bố say rượu ngã xe, phải khâu cằm vá má. Những gì tôi chứng kiến khiến tôi có thái độ… tôi nên gọi nó là gì nhỉ… Chai lì? Bình tĩnh? Bố mẹ đánh nhau – bình thường. Máu me – bình thường. Bố đấm, mẹ cào, phi đồ vào nhau, phang nhau, thụi, kẹp cổ, giữ chân các kiểu. Hồi nhỏ thì tôi để cái Linh, em gái tôi, ở tầng một, chạy lên tầng hai để can, “Thôi, thôi, thôi, thôi... Bố mẹ thôi đi.” Tôi lao vào thì bị hất ra. Đến khi bố mẹ buông nhau ra tôi mới khóc nức lên, khóc vì bất lực và tuyệt vọng. Sau này thì chỉ họa hoằn tôi mới can thiệp, còn nếu là lý do vớ vẩn thì tôi kệ. Có hôm hai người cãi nhau xem đẻ tôi ở phòng nào. “Phòng ba.” “Phòng bốn.” Một lúc sau thì, “Anh hâm à?” “Cô điên à?” Lúc sau nữa thì lao vào nhau, “Mày thích gì?” Vừa bi vừa hài.

Cho nên là tôi giữ thái độ dửng dưng. Nhưng tôi có nhớ cảm giác cay đắng trong lòng lúc phải viết cái đơn nói nguyện vọng muốn ở với bố hay mẹ, khi hai người ra tòa. Sau đó thì mẹ rút đơn ly dị lại. Một tuần sau, tôi đang ở trên lớp thì mẹ gọi tới, hét ầm lên trong điện thoại. “Bố mày lấy chìa khoá xe máy của tao, rồi khoá cửa nhốt tao trong nhà. Mày về đây mà giải quyết.” Thế là tôi phải về nhà để “giải quyết.” Rồi mẹ chuyển ra nhà khác, cái Linh ở với mẹ, tôi đi lại giữa hai nhà.

Mà tôi biết cách né đòn của thằng bạn cùng lớp là do bị bố mẹ đánh nhiều quá. Cũng nhờ tránh đòn nhiều mà khi bắt đầu học võ tôi tiến nhanh. Bố mẹ tôi lôi về hàng chục cái roi mây rất dẻo, cất mỗi nơi một chiếc, tiện chỗ nào lôi ra chỗ đó. Tôi phải lục lọi tìm để vứt chúng đi. Bố thì phần lớn là đánh có lý do chính đáng, tôi về muộn hay gì đó. Còn mẹ thì nhiều khi đánh vì mẹ cần chỗ xả. Mình áp bức người yếu thế để trút cơn giận. Qua mắt mẹ thì tôi nhận biết được điều đó.

Sau này thì tôi phản kháng lại. Hôm trước, không nhớ to tiếng vì lý do gì, mẹ vớ cái chổi xỉa vào tôi. Tôi giật nó, ném ra chỗ khác, phản xạ rất thuần thục. Tôi cảnh báo, bây giờ mà đánh thì không biết ai đau đâu mẹ nhé. Thế là mẹ thách thức, “Mày đánh tao đi, đánh luôn đi xem nào!” Tôi bảo, “Không, con học võ không phải để làm mấy trò này, mẹ đòi đánh con xong giờ lại còn thách con đánh lại. Dở hơi!” Mẹ tôi đi lên tầng hai, nói với cái Linh, “Chị mày là con mất dạy, chị em mày tự đi mà bảo nhau.” Tôi nói, “Để cho nó học, có gì thì xuống đây mẹ con mình giải quyết.” Mẹ gọi với xuống, “Mày thu dọn hết quần áo sách vở cút về ở với bố mày đi.”

Tôi và mẹ không nói chuyện với nhau một thời gian. Nhưng mẹ mình thì làm sao mà mình thù mãi được.

Từ nhỏ tôi đã thấy lúc nào cũng bấp bênh. Tan trường tôi vừa đạp xe về vừa tự hỏi hôm nay ở nhà có chuyện gì không đây. Giữa mùa hè mà nhà tôi lạnh như cái nhà hoang, không có một tiếng cười. “Ừ, đời mẹ thất bại rồi, đời mẹ chỉ đến thế này thôi,” mẹ nói cùn. “Con cao siêu, con giỏi, con có năng lực thì con kiếm việc, cưới chồng, rồi sống cuộc đời hạnh phúc đi.” Bố thì bảo, “Bố mẹ chu cấp cho con tiền ăn học, còn thì không thể cho con hơn được, chỉ có thế thôi…” Tôi phải chấp nhận chứ sao bây giờ? Từ nhỏ tôi đã quen với việc không có bố mẹ ở bên. Buổi sáng tỉnh dậy, móc ví bố lấy tiền ăn sáng rồi đạp xe đi học. Chiều về nhà, có hay không có ai cũng không quan trọng nữa, không buồn, không nhớ, không gì cả, tôi cứ đứng ở cửa nhìn người qua lại, ánh mắt vô hồn.

Giờ đây, cảm xúc của tôi với bố mẹ là một thứ khó tả. Tôi không trách, nhưng bảo là thương thì cũng không. Nó là một thứ dửng dưng, không sâu sắc, không lạnh nhạt. Và không âu yếm như là cái cách con cái vẫn bình thường nhìn bố mẹ. Tôi muốn tự lập, tự chu cấp để đỡ gánh nặng cho bố mẹ, thế thôi. Thực ra nhiều lúc cái căm ghét nó trỗi dậy trong đầu mình, nhưng sau đấy tôi lại nghĩ, về mặt tâm linh thì tôi đã lựa chọn bố mẹ, tôi đã tự chọn khó khăn cho mình, nên là tôi sẽ phải tiếp tục giải quyết.

Có lần tôi ăn cơm ở nhà thằng Minh. Mọi người nói chuyện tự nhiên lắm, cứ ăn uống, chia sẻ với nhau, cười cười nói nói bình thường. Tôi đờ người ra kinh ngạc, thấy như mình đang xem một bộ phim tình cảm gia đình. “Ừ, đã hai mươi tuổi rồi mà mình không biết cái cảm giác hạnh phúc nó như thế nào,” trên đường về, tôi hơi lo lắng, “vậy thì mình có phát triển bình thường được không nhỉ?” Không được yêu thương từ nhỏ, tôi thấy mình giống cái cây bị thiếu chất dinh dưỡng từ dưới gốc, nên phần trên nó yếu đuối, còi cọc. Lúc nào mình cũng có cảm giác phải vượt giông vượt gió để đến được với sự sống. Nó cứ bị quật ngã liên tục ấy. Lúc ở nhà Minh, tôi thấy bao nhiêu tự tin bay đi đâu hết. Tôi rụt lại bên trong, thấy mình lạc lõng, mình vui cho bạn nhưng mình cũng bị đẩy ra xa.

LỜI TỰA

Trong gần hai năm, Phương Anh và nhiều người trẻ khác đã cho phép tôi đồng hành cùng họ. Tôi đã dành hàng trăm giờ đồng hồ để nói chuyện và nhắn tin với họ, đã đi qua hàng ngàn cập nhật Facebook và Instagram của họ, đã đọc nhật ký và blogs, đã xem tranh họ vẽ, nghe nhạc họ chơi, và khi có thể, đã gặp gỡ người thân của họ. Tôi muốn biết về thế giới của họ, muốn hiểu họ yêu gì, ghét gì, khao khát, hy vọng gì, họ đau buồn, hoang mang ra sao. Bởi vì, ngoài việc buông ra những lời phàn nàn và phán xét rằng người trẻ “lười”, “ích kỷ” và “vô cảm,” đã bao giờ chúng ta ngồi xuống và nghiêm túc lắng nghe họ?

Những người trẻ trong cuốn sách này đều trên dưới 20 tuổi, cá biệt có người 15, và có người 24 tuổi. Tương ứng với khái niệm late adolescence (thiếu niên muộn) trong tiếng Anh, đây là quãng tuổi đời tôi gọi là “hậu tuổi thơ,” thời kỳ mà người ta đã để lại tuổi thơ ở đằng sau, nhưng chưa hoàn toàn bước vào thế giới của người lớn, theo nghĩa đã đi làm, lập gia đình, độc lập về tài chính.

Tôi không có tiêu chí để chọn nhân vật. Dù họ chăm học hay ham chơi game, có nhiều xung đột với cha mẹ hay luôn được coi là “ngoan,” chưa bao giờ yêu hay đã có trải nghiệm tình dục từ rất sớm, tôi gặp gỡ tất cả những ai sẵn lòng chia sẻ, và thực hành lắng nghe không phán xét. Tôi cũng không muốn đi vào những thống kê khô khan như là bao nhiêu phần trăm có quan hệ tình dục trước hôn nhân, hay mỗi ngày giới trẻ lên mạng bao nhiêu tiếng, mà muốn nắm bắt những rung động nhỏ nhất, những chuyển động li ti nhất trong một tâm hồn, những vật lộn để trả lời các câu hỏi vĩnh cửu của tuổi trẻ, “Tôi là ai? Tôi muốn gì? Điều gì làm tôi hạnh phúc?”

Mở lòng với tôi, một người xa lạ, và qua đó, đối diện với chính mình, là một quá trình khó khăn. Chúng tôi đã cần nhiều thời gian để khởi động; với cá nhân tôi, đó là một phép thử lòng kiên nhẫn. Tới khi một người trẻ hỏi liệu bạn họ có thể đến gặp tôi thì tôi biết họ đã tin tưởng. Khi họ lỡ miệng văng tục, tôi hiểu là hàng rào phòng thủ, xã giao cuối cùng của họ đã được hạ xuống, họ không còn cảm thấy khoảng cách giữa vị thế xã hội hay bằng cấp, học vấn nữa. Mặc dù vậy, đôi khi, nửa năm sau buổi gặp đầu tiên, một cô gái mới tiết lộ nguyên nhân cái chết của bố cô, một cô gái khác mới cho tôi đọc blog cô chỉ viết cho riêng mình, một chàng trai mới kể về giấc mơ vẫn thường trực ám ảnh cậu. Hẳn là những quyết định đó không chỉ phụ thuộc vào mối quan hệ giữa họ và tôi, vào những gì chúng tôi đã đi qua cùng nhau, mà còn vào những vận động bên trong họ.

Tôi cũng ý thức được rằng mình sẽ không thể nắm bắt trọn vẹn được một con người, một lịch sử cá nhân. “Con người là gì?” Svetlana Alexievich, nữ nhà văn Belarus nổi tiếng, suy ngẫm sau khi phỏng vấn hàng trăm phụ nữ Nga từng tham gia Thế chiến thứ Hai, hàng trăm bà mẹ Nga có con hy sinh ở chiến trường Afghanistan. Những cuốn sử truyền khẩu của bà là những bản giao hưởng của những giọng nói, những số phận. Alexievich so sánh việc nắm bắt nhân vật với quá trình vẽ chân dung. Mỗi cuộc gặp lại bồi đắp thêm các nét bút. Trên tinh thần đó, chúng tôi trở đi trở lại những chủ đề nhất định, những sự kiện quan trọng trong cuộc đời non trẻ của các nhân vật, mỗi lần lại trong một bối cảnh và tâm trạng khác nhau. Trò chuyện cùng tôi cũng là chất xúc tác khiến người trẻ suy ngẫm sâu hơn về đời mình. Nó kích hoạt trí nhớ, các kỷ niệm dần nổi lên bề mặt. Họ quay về hỏi người thân, có thể là lần đầu tiên, về một giai đoạn nhất định trong gia đình. Chúng tôi cùng nhau vẽ sơ đồ về đời họ, những nơi họ đã ở, những ngôi trường họ đã tới, những mối tình họ đã trải qua. Ký ức không phải là một băng ghi âm có thể bật lên mỗi khi cần, nó luôn được tạo dựng. Người ta không thể chạm vào thực tại, vào cái được gọi là sự thật, như cầm một cốc nước, người ta chỉ có thể tiệm cận nó, và dù những thành viên của một gia đình sống cạnh nhau trong một căn phòng hẹp, họ có thể tồn tại trong những thế giới vô cùng khác nhau.

Tôi và những người trẻ, chúng tôi ngồi bên nhau, từ mùa xuân năm trước tới mùa hè năm sau. Mỗi lần như vậy, có thể hàng tiếng đồng hồ trôi qua với những chuyện nhỏ nhặt của cuộc sống hằng ngày, rồi dần dần, họ chìm sâu hơn vào trạng thái suy tư, hồi tưởng, triết lý về cuộc đời. Họ bổ sung, soi sáng những gì mình đã nói, họ phủ nhận chính mình, họ mâu thuẫn, họ bất lực, không tìm được ngôn từ để diễn tả những gì mình đã hay đang trải qua. Ngồi đó và quan sát họ, tôi hay có cảm giác mình được mời bước vào một khu vườn kín mà từ trước tới nay chưa có ai bước vào. Nó vẫn đang biến động, và có lẽ chính chủ nhân cũng không bao giờ có thể khám phá hết mọi ngóc ngách của nó. Tôi thấy biết ơn khi được mời vào những khu vườn đó. Chúng khiến tôi khi mỉm cười, lúc thương xót, khi thấy ấm áp, lúc thấy băng giá. Trong nhiều khoảnh khắc, tôi cảm thấy thiêng liêng. Tôi cảm nhận được gánh nặng của việc làm người trên vai họ. Đây là thời điểm họ bước vào đường đời. Hành trình làm người độc lập của họ mới bắt đầu.

Trích đoạn "Tìm mình trong thế giới hậu tuổi thơ" 

LỜI TỰA

Trong gần hai năm, Phương Anh và nhiều người trẻ khác đã cho phép tôi đồng hành cùng họ. Tôi đã dành hàng trăm giờ đồng hồ để nói chuyện và nhắn tin với họ, đã đi qua hàng ngàn cập nhật Facebook và Instagram của họ, đã đọc nhật ký và blogs, đã xem tranh họ vẽ, nghe nhạc họ chơi, và khi có thể, đã gặp gỡ người thân của họ. Tôi muốn biết về thế giới của họ, muốn hiểu họ yêu gì, ghét gì, khao khát, hy vọng gì, họ đau buồn, hoang mang ra sao. Bởi vì, ngoài việc buông ra những lời phàn nàn và phán xét rằng người trẻ “lười”, “ích kỷ” và “vô cảm,” đã bao giờ chúng ta ngồi xuống và nghiêm túc lắng nghe họ?

Những người trẻ trong cuốn sách này đều trên dưới 20 tuổi, cá biệt có người 15, và có người 24 tuổi. Tương ứng với khái niệm late adolescence (thiếu niên muộn) trong tiếng Anh, đây là quãng tuổi đời tôi gọi là “hậu tuổi thơ,” thời kỳ mà người ta đã để lại tuổi thơ ở đằng sau, nhưng chưa hoàn toàn bước vào thế giới của người lớn, theo nghĩa đã đi làm, lập gia đình, độc lập về tài chính.

Tôi không có tiêu chí để chọn nhân vật. Dù họ chăm học hay ham chơi game, có nhiều xung đột với cha mẹ hay luôn được coi là “ngoan,” chưa bao giờ yêu hay đã có trải nghiệm tình dục từ rất sớm, tôi gặp gỡ tất cả những ai sẵn lòng chia sẻ, và thực hành lắng nghe không phán xét. Tôi cũng không muốn đi vào những thống kê khô khan như là bao nhiêu phần trăm có quan hệ tình dục trước hôn nhân, hay mỗi ngày giới trẻ lên mạng bao nhiêu tiếng, mà muốn nắm bắt những rung động nhỏ nhất, những chuyển động li ti nhất trong một tâm hồn, những vật lộn để trả lời các câu hỏi vĩnh cửu của tuổi trẻ, “Tôi là ai? Tôi muốn gì? Điều gì làm tôi hạnh phúc?”

Mở lòng với tôi, một người xa lạ, và qua đó, đối diện với chính mình, là một quá trình khó khăn. Chúng tôi đã cần nhiều thời gian để khởi động; với cá nhân tôi, đó là một phép thử lòng kiên nhẫn. Tới khi một người trẻ hỏi liệu bạn họ có thể đến gặp tôi thì tôi biết họ đã tin tưởng. Khi họ lỡ miệng văng tục, tôi hiểu là hàng rào phòng thủ, xã giao cuối cùng của họ đã được hạ xuống, họ không còn cảm thấy khoảng cách giữa vị thế xã hội hay bằng cấp, học vấn nữa. Mặc dù vậy, đôi khi, nửa năm sau buổi gặp đầu tiên, một cô gái mới tiết lộ nguyên nhân cái chết của bố cô, một cô gái khác mới cho tôi đọc blog cô chỉ viết cho riêng mình, một chàng trai mới kể về giấc mơ vẫn thường trực ám ảnh cậu. Hẳn là những quyết định đó không chỉ phụ thuộc vào mối quan hệ giữa họ và tôi, vào những gì chúng tôi đã đi qua cùng nhau, mà còn vào những vận động bên trong họ.

Tôi cũng ý thức được rằng mình sẽ không thể nắm bắt trọn vẹn được một con người, một lịch sử cá nhân. “Con người là gì?” Svetlana Alexievich, nữ nhà văn Belarus nổi tiếng, suy ngẫm sau khi phỏng vấn hàng trăm phụ nữ Nga từng tham gia Thế chiến thứ Hai, hàng trăm bà mẹ Nga có con hy sinh ở chiến trường Afghanistan. Những cuốn sử truyền khẩu của bà là những bản giao hưởng của những giọng nói, những số phận. Alexievich so sánh việc nắm bắt nhân vật với quá trình vẽ chân dung. Mỗi cuộc gặp lại bồi đắp thêm các nét bút. Trên tinh thần đó, chúng tôi trở đi trở lại những chủ đề nhất định, những sự kiện quan trọng trong cuộc đời non trẻ của các nhân vật, mỗi lần lại trong một bối cảnh và tâm trạng khác nhau. Trò chuyện cùng tôi cũng là chất xúc tác khiến người trẻ suy ngẫm sâu hơn về đời mình. Nó kích hoạt trí nhớ, các kỷ niệm dần nổi lên bề mặt. Họ quay về hỏi người thân, có thể là lần đầu tiên, về một giai đoạn nhất định trong gia đình. Chúng tôi cùng nhau vẽ sơ đồ về đời họ, những nơi họ đã ở, những ngôi trường họ đã tới, những mối tình họ đã trải qua. Ký ức không phải là một băng ghi âm có thể bật lên mỗi khi cần, nó luôn được tạo dựng. Người ta không thể chạm vào thực tại, vào cái được gọi là sự thật, như cầm một cốc nước, người ta chỉ có thể tiệm cận nó, và dù những thành viên của một gia đình sống cạnh nhau trong một căn phòng hẹp, họ có thể tồn tại trong những thế giới vô cùng khác nhau.

Tôi và những người trẻ, chúng tôi ngồi bên nhau, từ mùa xuân năm trước tới mùa hè năm sau. Mỗi lần như vậy, có thể hàng tiếng đồng hồ trôi qua với những chuyện nhỏ nhặt của cuộc sống hằng ngày, rồi dần dần, họ chìm sâu hơn vào trạng thái suy tư, hồi tưởng, triết lý về cuộc đời. Họ bổ sung, soi sáng những gì mình đã nói, họ phủ nhận chính mình, họ mâu thuẫn, họ bất lực, không tìm được ngôn từ để diễn tả những gì mình đã hay đang trải qua. Ngồi đó và quan sát họ, tôi hay có cảm giác mình được mời bước vào một khu vườn kín mà từ trước tới nay chưa có ai bước vào. Nó vẫn đang biến động, và có lẽ chính chủ nhân cũng không bao giờ có thể khám phá hết mọi ngóc ngách của nó. Tôi thấy biết ơn khi được mời vào những khu vườn đó. Chúng khiến tôi khi mỉm cười, lúc thương xót, khi thấy ấm áp, lúc thấy băng giá. Trong nhiều khoảnh khắc, tôi cảm thấy thiêng liêng. Tôi cảm nhận được gánh nặng của việc làm người trên vai họ. Đây là thời điểm họ bước vào đường đời. Hành trình làm người độc lập của họ mới bắt đầu.

"TÔI MUỐN MỌI NGƯỜI BIẾT RẰNG CÓ NHIỀU ĐỨA TRẺ ĐANG CHỐNG CHỌI TỪNG NGÀY ĐỂ LỚN LÊN THÀNH NGƯỜI TỬ TẾ"
(Phương Anh, 20 tuổi, bỏ học đại học)



Tôi nhớ mãi lần tôi và Dũng ngồi ở ven hồ Tây. Chúng tôi im lặng, nhìn ra hồ và hơi mỉm cười… Chả có gì xảy ra cả, mà tôi thấy hạnh phúc, buồn cười thế.

Ký ức đầu tiên về bố mẹ đánh nhau là khi tôi năm tuổi. Tôi đơ ra nhìn, miệng vẫn đầy cơm, không khóc, không hiểu chuyện gì đang xảy ra. Hồi cấp Hai thì ban đêm tôi hay bật dậy vì nghe tiếng mẹ gọi từ phòng bên, “Phương ơi, cứu mẹ!” Mở cửa phòng, tôi thấy hoặc bố đang túm tóc mẹ, hoặc mẹ nằm dưới chân giường, bật đèn lên thì thấy người mẹ tím tái. Có lần tôi gắt, “Điên à, tại sao lại hành người ta như thế? Con mệt lắm rồi, để cho con ngủ!” Mấy năm sau thì thỉnh thoảng ban đêm hai mẹ con phải dựng nhau dậy vào bệnh viện vì bố say rượu ngã xe, phải khâu cằm vá má. Những gì tôi chứng kiến khiến tôi có thái độ… tôi nên gọi nó là gì nhỉ… Chai lì? Bình tĩnh? Bố mẹ đánh nhau – bình thường. Máu me – bình thường. Bố đấm, mẹ cào, phi đồ vào nhau, phang nhau, thụi, kẹp cổ, giữ chân các kiểu. Hồi nhỏ thì tôi để cái Linh, em gái tôi, ở tầng một, chạy lên tầng hai để can, “Thôi, thôi, thôi, thôi... Bố mẹ thôi đi.” Tôi lao vào thì bị hất ra. Đến khi bố mẹ buông nhau ra tôi mới khóc nức lên, khóc vì bất lực và tuyệt vọng. Sau này thì chỉ họa hoằn tôi mới can thiệp, còn nếu là lý do vớ vẩn thì tôi kệ. Có hôm hai người cãi nhau xem đẻ tôi ở phòng nào. “Phòng ba.” “Phòng bốn.” Một lúc sau thì, “Anh hâm à?” “Cô điên à?” Lúc sau nữa thì lao vào nhau, “Mày thích gì?” Vừa bi vừa hài.

Cho nên là tôi giữ thái độ dửng dưng. Nhưng tôi có nhớ cảm giác cay đắng trong lòng lúc phải viết cái đơn nói nguyện vọng muốn ở với bố hay mẹ, khi hai người ra tòa. Sau đó thì mẹ rút đơn ly dị lại. Một tuần sau, tôi đang ở trên lớp thì mẹ gọi tới, hét ầm lên trong điện thoại. “Bố mày lấy chìa khoá xe máy của tao, rồi khoá cửa nhốt tao trong nhà. Mày về đây mà giải quyết.” Thế là tôi phải về nhà để “giải quyết.” Rồi mẹ chuyển ra nhà khác, cái Linh ở với mẹ, tôi đi lại giữa hai nhà.

Mà tôi biết cách né đòn của thằng bạn cùng lớp là do bị bố mẹ đánh nhiều quá. Cũng nhờ tránh đòn nhiều mà khi bắt đầu học võ tôi tiến nhanh. Bố mẹ tôi lôi về hàng chục cái roi mây rất dẻo, cất mỗi nơi một chiếc, tiện chỗ nào lôi ra chỗ đó. Tôi phải lục lọi tìm để vứt chúng đi. Bố thì phần lớn là đánh có lý do chính đáng, tôi về muộn hay gì đó. Còn mẹ thì nhiều khi đánh vì mẹ cần chỗ xả. Mình áp bức người yếu thế để trút cơn giận. Qua mắt mẹ thì tôi nhận biết được điều đó.

Sau này thì tôi phản kháng lại. Hôm trước, không nhớ to tiếng vì lý do gì, mẹ vớ cái chổi xỉa vào tôi. Tôi giật nó, ném ra chỗ khác, phản xạ rất thuần thục. Tôi cảnh báo, bây giờ mà đánh thì không biết ai đau đâu mẹ nhé. Thế là mẹ thách thức, “Mày đánh tao đi, đánh luôn đi xem nào!” Tôi bảo, “Không, con học võ không phải để làm mấy trò này, mẹ đòi đánh con xong giờ lại còn thách con đánh lại. Dở hơi!” Mẹ tôi đi lên tầng hai, nói với cái Linh, “Chị mày là con mất dạy, chị em mày tự đi mà bảo nhau.” Tôi nói, “Để cho nó học, có gì thì xuống đây mẹ con mình giải quyết.” Mẹ gọi với xuống, “Mày thu dọn hết quần áo sách vở cút về ở với bố mày đi.”

Tôi và mẹ không nói chuyện với nhau một thời gian. Nhưng mẹ mình thì làm sao mà mình thù mãi được.

Từ nhỏ tôi đã thấy lúc nào cũng bấp bênh. Tan trường tôi vừa đạp xe về vừa tự hỏi hôm nay ở nhà có chuyện gì không đây. Giữa mùa hè mà nhà tôi lạnh như cái nhà hoang, không có một tiếng cười. “Ừ, đời mẹ thất bại rồi, đời mẹ chỉ đến thế này thôi,” mẹ nói cùn. “Con cao siêu, con giỏi, con có năng lực thì con kiếm việc, cưới chồng, rồi sống cuộc đời hạnh phúc đi.” Bố thì bảo, “Bố mẹ chu cấp cho con tiền ăn học, còn thì không thể cho con hơn được, chỉ có thế thôi…” Tôi phải chấp nhận chứ sao bây giờ? Từ nhỏ tôi đã quen với việc không có bố mẹ ở bên. Buổi sáng tỉnh dậy, móc ví bố lấy tiền ăn sáng rồi đạp xe đi học. Chiều về nhà, có hay không có ai cũng không quan trọng nữa, không buồn, không nhớ, không gì cả, tôi cứ đứng ở cửa nhìn người qua lại, ánh mắt vô hồn.

Giờ đây, cảm xúc của tôi với bố mẹ là một thứ khó tả. Tôi không trách, nhưng bảo là thương thì cũng không. Nó là một thứ dửng dưng, không sâu sắc, không lạnh nhạt. Và không âu yếm như là cái cách con cái vẫn bình thường nhìn bố mẹ. Tôi muốn tự lập, tự chu cấp để đỡ gánh nặng cho bố mẹ, thế thôi. Thực ra nhiều lúc cái căm ghét nó trỗi dậy trong đầu mình, nhưng sau đấy tôi lại nghĩ, về mặt tâm linh thì tôi đã lựa chọn bố mẹ, tôi đã tự chọn khó khăn cho mình, nên là tôi sẽ phải tiếp tục giải quyết.

Có lần tôi ăn cơm ở nhà thằng Minh. Mọi người nói chuyện tự nhiên lắm, cứ ăn uống, chia sẻ với nhau, cười cười nói nói bình thường. Tôi đờ người ra kinh ngạc, thấy như mình đang xem một bộ phim tình cảm gia đình. “Ừ, đã hai mươi tuổi rồi mà mình không biết cái cảm giác hạnh phúc nó như thế nào,” trên đường về, tôi hơi lo lắng, “vậy thì mình có phát triển bình thường được không nhỉ?” Không được yêu thương từ nhỏ, tôi thấy mình giống cái cây bị thiếu chất dinh dưỡng từ dưới gốc, nên phần trên nó yếu đuối, còi cọc. Lúc nào mình cũng có cảm giác phải vượt giông vượt gió để đến được với sự sống. Nó cứ bị quật ngã liên tục ấy. Lúc ở nhà Minh, tôi thấy bao nhiêu tự tin bay đi đâu hết. Tôi rụt lại bên trong, thấy mình lạc lõng, mình vui cho bạn nhưng mình cũng bị đẩy ra xa.

Cảm nhận của độc giả

Vườn Xả, một dự án phi lợi nhuận được đồng sáng lập bởi TS. Đặng Hoàng Giang, là một nơi chốn cho người lưu trú kết nối với bản thân, với người khác và với thiên nhiên.

Người đến Vườn cùng nhau học, đi chợ, nấu ăn, làm vườn, thiền, thảo luận về sách, sáng tạo nghệ thuật, để từ đó xây dựng sự vững chãi, yêu thương bản thân, củng cố sức khỏe tinh thần và làm mới niềm tin vào cuộc sống.

Quét mã QR
để tìm hiểu thêm về Vườn Xả 

Không phải là một khu nghỉ dưỡng, cũng chẳng phải nơi check-in sống ảo cho giới trẻ, Vườn Xả là một khối nhà đơn sơ phục vụ chỗ ăn ở tối giản cho người lưu trú, trong một khu vườn trù phú trên đất đỏ bazan Tây Nguyên ngập tràn nắng gió.
Người đến Vườn cùng nhau học, đi chợ, nấu ăn, làm vườn, thiền, thảo luận về sách, sáng tạo nghệ thuật, để từ đó xây dựng sự vững chãi, yêu thương bản thân, củng cố sức khỏe tinh thần và làm mới niềm tin vào cuộc sống.

Không phải là một khu nghỉ dưỡng, cũng chẳng phải nơi check-in sống ảo cho giới trẻ, Vườn Xả là một khối nhà đơn sơ phục vụ chỗ ăn ở tối giản cho người lưu trú, trong một khu vườn trù phú trên đất đỏ bazan Tây Nguyên ngập tràn nắng gió.
Đường dây nóng Ngày Mai là một sáng kiến cộng đồng, phi lợi nhuận, do tác giả Đặng Hoàng Giang và chuyên gia tâm lý Nguyễn Hà Thành khởi xướng năm 2021, và được triển khai bởi một nhóm tình nguyện viên tâm huyết. Đường dây nóng cung cấp dịch vụ sơ cứu tâm lý cho người trầm cảm và người đang trong khủng hoảng tâm lý. Bên cạnh đó, Ngày Mai mong muốn nâng cao nhận thức của xã hội về trầm cảm nói riêng và sức khoẻ tinh thần nói chung.

Về Vườn Xả và Ngày mai

Ngày mai là sáng kiến cộng đồng, phi lợi nhuận, do tác giả Đặng Hoàng Giang và chuyên gia tâm lý Nguyễn Hà Thành khởi xướng, và được triển khai

Quét mã QR
để tìm hiểu thêm về
Đường dây nóng Ngày Mai

Đường dây nóng Ngày Mai là một sáng kiến cộng đồng, phi lợi nhuận, do tác giả Đặng Hoàng Giang và chuyên gia tâm lý Nguyễn Hà Thành khởi xướng năm 2021, và được triển khai bởi 
một nhóm tình nguyện viên tâm huyết. Đường dây nóng cung cấp dịch vụ sơ cứu tâm lý cho người trầm cảm và người đang trong khủng hoảng tâm lý. Bên cạnh đó, Ngày Mai mong muốn nâng cao nhận thức của xã hội về trầm cảm nói riêng và sức khoẻ tinh thần nói chung.
Đường dây nóng Ngày Mai là một sáng kiến cộng đồng, phi lợi nhuận, do tác giả Đặng Hoàng Giang và chuyên gia tâm lý Nguyễn Hà Thành khởi xướng năm 2021, và được triển khai bởi một nhóm tình nguyện viên tâm huyết. Đường dây nóng cung cấp dịch vụ sơ cứu tâm lý cho người trầm cảm và người đang trong khủng hoảng tâm lý. Bên cạnh đó, Ngày Mai mong muốn nâng cao nhận thức của xã hội về trầm cảm nói riêng và sức khoẻ tinh thần nói chung.

©2022 Bản quyền thuộc về Sách Thiện Tri Thức

CÔNG TY XUẤT BẢN SÁCH THIỆN TRI THỨC

Địa chỉ: Số 141, ngõ 325 Kim Ngưu, Hai Bà Trưng, Hà Nội

Hotline: + 84328 033 988

Email: contact@thientrithuc.com.vn

Website: https://thientrithuc.com.vn

HỆ THỐNG PHÁT HÀNH