Chỉ cần nhận biết nhẹ nhàng:
Bởi vì chúng ta cần thực hành cả ngày, cho nên đó là lý do mình cần nhận biết nhẹ nhàng. Cốt lõi của sự thực hành là đều đặn tỉnh thức, không có khoảng nào trong đời sống này không thể nhận biết. Nếu mình sử dụng quá nhiều năng lượng để cố nhận biết thì rất nhanh thôi mình sẽ kiệt sức và khi tối đến, mình sẽ lù đù, mệt và chỉ muốn ngủ sớm. Vậy nên cần học cách duy trì năng lượng, chỉ sử dụng cho những gì cần thiết. Tâm có thể trở nên căng thẳng và mệt mỏi khi quan sát đối tượng với quá nhiều năng lượng. Khi nhận ra sự nhận biết thì tâm sẽ không quá tập trung vào đối tượng mà chỉ là những điểm chạm nhẹ nhàng. Nhận biết đôi khi cũng cần chút năng động, thêm chút nỗ lực, nhưng chỉ thế thôi, hãy nhớ rằng đâu là đối tượng đúng (có thể cảm xúc, cảm giác) thay vì chìm đắm trong những câu chuyện. Khi tâm hỗn loạn và hỗn độn như khi giận chẳng hạn, sự quan sát lúc này đừng chỉ thụ động mà cần sự chủ động, ghi nhận, quan sát, cung cấp thêm góc nhìn đúng, và thêm chút hứng thú vào những gì đang diễn ra ở tâm và thân, suy nghĩ, cảm thọ, cảm giác. Sự thiện xảo là khả năng ghi nhận được bất kỳ những hoạt động nào của tâm sinh khởi và luôn cả những gì nó làm.
Ai trong chúng ta cũng có lúc quên, giống như thiền sinh lớn tuổi quên việc mình đã từng uống thuốc. Thế nên, cần mài giũa nhận biết. Mài giũa chẳng phải là thúc ép mà là thêm một chút hứng thú vào từng hoạt động. Khi mặc áo hay cởi một áo phông chẳng hạn, thử để ý: Mình cho tay nào vào tay áo trước? Bên phải hay bên trái? Mình chui đầu vào trước hay đưa tay trước? Nhận biết việc đang mặc áo, mặc áo trong môi trường như thế nào, đưa áo vào trong ra làm sao. Việc nhận biết như thế này vô cùng đơn giản và không tốn nhiều nỗ lực. Khi cởi giày và cất giày, nhận biết rằng chân nào đưa ra trước, những chuyển động nào để tạo nên hành động như vậy. Bằng cách này, bạn sẽ không phải tự hỏi mình sau đó là: “Khi nãy mình để giày ở đâu?” Nỗ lực như vậy thì dần dà sự nhận biết sẽ trở thành thói quen, trở nên tự động. Như thế, sự nhận biết dần sẽ có đà và bạn sẽ ít gặp vấn đề hơn với sự quên lãng. Nhiều thiền sinh mới thực hành đôi khi sẽ nói: “Ôi, cho tôi nghỉ tu vài phút.” Đôi khi mình cảm thấy quá khó khăn, sự thực hành của họ chỉ vừa mới chớm và bắt đầu tiến triển. Mình bắt đầu nhận ra cuộc sống này khó hơn, vất vả hơn, dường như tâm này đầy những hỗn loạn. Bởi vì, do chính nhiều nhận biết nên có thể thấy ra hỗn loạn kỳ thực đã luôn hiện diện như vậy. Thường trong những giai đoạn đầu, nếu sự thực hành chưa mạnh thì phiền não sẽ rất rõ ràng - phiền não khắp mọi nơi. Chúng rất rõ ràng: đây là tham, sân và như thế. Khi nhận biết trở nên mạnh mẽ hơn thì phiền não cũng sẽ quỷ quyệt hơn, chúng chẳng trực diện nữa mà biến hình, ngụy trang và lẻn vào trong sự nhận biết bằng cửa sau. Chúng ở đó mà bạn còn không biết chúng có mặt. Khi trí tuệ sâu sắc hơn, bạn sẽ càng nhận ra những phiền não vi tế, và sự nhận biết sẽ càng ít tốn sức, niệm và tuệ liên minh làm việc cùng nhau
Trong thiền, khi thẩm sát tâm, điều quan trọng nhất là ghi nhận được lúc nào đang đồng nhất với đối tượng và lúc nào không. Trách nhiệm của thiền sinh là đồng hành với sự nhận biết và không quá quan tâm đến chính đối tượng hay chìm đắm vào nó; chỉ cần nhớ là nhận biết. Chỉ với sự nhận biết và sự mở lòng thì mình mới có thể biết nhiều hơn. Khi hành thiền thì thực tế là ngũ căn cùng nhau hoạt động, niệm (sati) là thành phần của ngũ căn giúp cho tâm được nhắc nhớ ở trong hiện tại. Một lần nữa, ngũ căn là tín, tấn, niệm, định, tuệ và tôi hay dùng để nói về niềm tin - sự tự tin, năng lượng, nỗ lực chân chánh, sự nhận biết, sự ổn định của tâm và trí tuệ. Chúng ta có thể sử dụng từ sati-sampajañña (hiểu biết rõ ràng) - là niệm đi cùng với tuệ - biết hay nhớ khi nào ngũ căn không hòa điệu với nhau và áp dụng trí tuệ để cân bằng các căn còn lại. Đức Phật đã từng khuyên chúng ta đối xử với các căn tương tự như với những dây đàn đã được canh chỉnh một cách tinh tế. Dây đàn luôn cần được thường xuyên điều chỉnh và tinh chỉnh để có thể phát huy khả năng tối đa của cây đàn.
Tiến trình này bắt đầu với nhận biết (sati). Nhận biết giúp quan sát những gì đang diễn ra lặp đi lặp lại và thu thập dữ liệu trong suốt quá trình đó. Trí tuệ từ từ được mở ra và thấy được bản chất, khuynh hướng, nguyên nhân cũng như kết quả, nguyên lý hoạt động và toàn bộ quá trình diễn ra. Từ đó, mình sẽ học và biết khi nào tâm đang cân bằng và khi nào thì không: lúc đó cảm nhận như thế nào, các dấu hiệu (nếu có) của các điều kiện dẫn đến sự cân bằng hoặc mất cân bằng. Điều này sẽ mang lại sự chấp nhận cũng như khả năng ứng phó với từng tình huống, dù tình huống đó là cấp độ yếu hay cấp độ mạnh. Bối cảnh cùng điều kiện sẽ luôn thay đổi và biến động, vì thế những bài học sẽ luôn mới để chúng ta có thể học với cùng những nguyên tắc. Tuy nhiên, cũng đừng quá lo sợ khi đánh mất nhận biết (thất niệm); nếu có ý muốn nhận biết ở đó, vậy là đủ. Tâm sẽ dần quay lại với sự nhận biết, từ đó tạo nên đà.
Lời cuối:
Mong rằng một số lời này đã chạm đến tâm bạn, và từ đây, bạn có thể bắt đầu việc thực hành chân chánh. Nếu bạn có thể đạt được sự chính xác và ổn định trong việc thực hành bằng cách phát triển sự nhận biết và đưa chánh kiến vào, thì tâm sẽ đạt được sự cân bằng, và cuối cùng mục tiêu tối thượng sẽ đến. Hiện tại, chúng ta chưa “giác ngộ” nhưng đang “dần giác ngộ”; chúng ta đang trên con đường, và những tuệ giác đang đến. Tuy nhiên, cũng đừng quên tâm sinh và diệt trong từng khoảnh khắc, không thể giữ lại chất lượng tâm hay tuệ giác, mà phải tiếp tục phát triển theo thời gian. Tuệ giác sẽ để lại dấu ấn, nhưng mình phải tiếp tục duy trì, lặp đi lặp lại, lần này qua lần khác; nếu không, nó sẽ mờ nhạt đi. Đó là lý do tôi nói chúng ta đang dần giác ngộ; đây là một quá trình liên tục, thay đổi trong từng khoảnh khắc. Tuệ giác chính là nguồn sức mạnh sẽ mang lại cảm hứng và sự khẩn thiết để bạn tiếp tục thúc đẩy sự thực hành. Trí tuệ sẽ luôn chỉ đường; nó chỉ biết một con đường, và con đường đó dẫn đến thực tại tối thượng - nibbāna (Niết Bàn).
Trích đoạn hay cuốn sách
Khi Nhận Biết Diễn Ra Tự Nhiên
Biết về tâm:
Khi nào thì tâm thực hành tốt? Khi nào hoặc tại sao tâm lại không thực hành tốt? Đây là điều mà chúng ta cần tự mình tìm ra. Ít nhất, đây chính là loại trí tuệ mà chúng ta mong muốn có được: biết cách thực hành đúng đắn. Làm sao có thể có động cơ để thực hành tốt khi mình còn chưa biết về tâm mình? Tâm có thể hơi khó để nhận biết, vì tâm chẳng có vị trí cố định. Tâm không có hình dạng, không có màu sắc; nó không có sự rắn chắc và mang tính trừu tượng. Vậy làm sao có thể chú ý đến tâm khi không biết tâm có ở đó hay không? Vậy khi nói để ý đến tâm thì để ý vào điều gì? Làm sao nhận diện được nó? Phải tìm kiếm nó ở đâu? Trong đầu? Trong tim? Chúng ta không thể nhìn tâm như cách mình trải nghiệm những thứ khác, nhưng chúng ta có thể trải nghiệm tâm qua các hoạt động của nó. Chúng ta biết khi tâm làm một điều gì đó, và chúng ta biết khi có điều gì đó xảy ra trong tâm.
Bạn biết là mình có tâm, đúng không? Điều gì mà bạn trải nghiệm để nói rằng mình có tâm? Có phải vì nó có thể suy nghĩ? Đúng, một phần là như vậy, nhưng tâm cũng có khả năng biết và cảm xúc. Bạn có bao giờ muốn đi tiểu hay muốn đi ăn không? Có cảm giác trên thân buồn tiểu, nhưng ý định muốn đứng và đi vào nhà vệ sinh lại diễn ra ở tâm. Nếu không có những ý định này sẽ là rắc rối đấy. Ý muốn ăn diễn ra ở tâm, còn cơn đói thì ở thân. Bạn có thể biết được khi muốn ăn ít hay nhiều. Bạn có thể biết được. Bạn có thể biết mức độ hay sự háo hức muốn ăn. Bạn có thể biết được ý định. Biết về tâm cũng giống như làm quen với một người hàng xóm mới: càng gặp họ nhiều, bạn càng hiểu rõ hơn về họ. Mỗi ngày khi gặp họ, bạn học thêm một chút. Điều này trở thành tiến trình cho sự học hỏi.
Trong kinh điển, tâm được định nghĩa là “việc biết”, “việc nghĩ”, và “việc chú ý”. Bởi vì bản chất tâm đã là “biết” và là “chú ý” rồi, nên mình không cần phải làm nhiều việc để biết và chú ý. Tâm vốn làm điều đó, vì đó là công việc của tâm - đó là tự nhiên của tâm. Tất cả những gì mà mình cần làm là nhận biết và có mặt, để nhận ra tâm đang thực hiện công việc của nó. Công việc mà mình đang làm là vun bồi thêm khả năng nhắc nhớ rằng tâm đang làm công việc của nó, miễn là chúng ta mang đến những điều kiện để việc đó diễn ra. Một khi tâm được nhận biết, dhamma cũng được nhận biết.
Một vị sư đã đề cập trong buổi hỏi đáp rằng, trong khi hành thiền, khi đang quan sát phiền não thì sư nhận ra tâm quan sát có sự dao động. Điều gì đang diễn ra ở đây? Sư báo cáo rằng mình nhận biết được ba yếu tố trong tâm: phiền não, tâm quan sát, và người quan sát tâm quan sát ấy. Có rất nhiều tâm. Như tôi cũng đã đề cập ở trước, tâm giống như một dòng sông, với những dòng chảy, xoáy nước và nước từ các nhánh phụ đổ vào. Khi tâm của sư yên tĩnh và sư có thể nắm bắt được những vi tế trong tâm, như: phiền não, tâm quan sát bị vẩn đục bởi phiền não, tâm quan sát buông bỏ, lùi lại để quan sát tốt hơn. Trong một khoảnh khắc, tâm có thể biết được một đối tượng hoặc nhiều đối tượng, và cách mà đối tượng này được tiếp nhận sẽ phụ thuộc vào mức độ của trí tuệ. Nếu chúng ta nhận biết được trải nghiệm trong hiện tại, chúng ta sẽ mở lòng để nhận ra rằng tâm đang biết điều gì đó trong khoảnh khắc hiện tại. Nếu chúng ta không nhận biết được rằng mình không biết, chúng ta sẽ chỉ tiếp tục theo thói quen. Tâm biết, nhưng chúng ta không biết rằng tâm biết.
Trầm cảm:
Lần đầu trầm cảm là khoảng thời gian khá ngắn, bắt đầu khi tôi phải nghỉ học và tiếp nhận việc kinh doanh của gia đình. Cơn trầm cảm không quá mạnh và không quá dài. Tôi không nhận biết được nguyên nhân cũng như không liên kết được các tín hiệu của giận và những cảm xúc bên trong như lo lắng, sợ hãi hay bất an, với mức độ trầm cảm mà tôi đang trải qua. Việc lạm dụng chất kích thích chắc chắn chẳng giúp ích được gì mà còn làm tình trạng thêm trầm trọng. Vì tôi đã mất kiểm soát đến như vậy thì việc tôi được gửi đến sống cùng Sayadawgyi trong một khoảng thời gian dài như là điều đã được định trước.
Trong thời gian ở gần Sayadawgyi, tôi trở nên tỉnh táo một cách tự nhiên về những cảm xúc, và Ngài thường bảo: “Chỉ cần tiếp tục thực hành và quan sát tâm của con.” Thời điểm đó tôi thực hành samatha (thiền chỉ), hay còn gọi là thiền định, bởi vì đó là cách duy nhất mà tôi tìm thấy sự nhẹ nhõm khỏi những lo âu và sợ hãi mà mình đang trải qua. Khi thực hành samatha, nỗi sợ hãi dần tan đi bởi tôi chỉ tập trung vào một đối tượng duy nhất, còn khi tôi thực hành vipassanā, tôi lại bắt đầu thấy lo lắng. Sự chú ý hướng đến nhiều đối tượng làm tôi cảm thấy khó mà chịu được. Trí tuệ của tôi không đủ để giúp tôi đối diện với những xáo trộn đang diễn ra trong tâm. Những hướng dẫn của Sayadawgyi, trong thời gian này, rất đa dạng. Đôi khi thầy bảo, “quan sát đối tượng này; quan sát đối tượng kia”, hoặc quan sát nhiều đối tượng, tuỳ thuộc vào cách Ngài nhận định khả năng của tôi trong việc đối diện với tâm. Cách tiếp cận chính của Sayadawgyi là quan sát tâm (cittānupassanā), vàthầy sẽ đưa ra hướng dẫn về samatha khi cần thiết. Tôi đã nghĩ lần xuất gia đó sẽ là mãi mãi, nhưng dưới áp lực từ gia đình muốn tôi quay về để giúp đỡ việc kinh doanh, tôi đã nhượng bộvà hoàn tục sau hai năm sống đời xuất gia.
Tôi rời khỏi thiền viện và trí tuệ được củng cố hơn một chút. Tuy nhiên, samādhi, dù khá mạnh nhờ vào việc thực hành samatha, vẫn còn quá mong manh để chống lại những ảnh hưởng từ thế giới bên ngoài. Không lâu sau, tôi lại buông xuôi, quay về với những dính mắc cũ để tìm chút hạnh phúc trong thế gian. Vào khoảng thời gian đó, tôi bắt đầu nhận ra trí tuệ đang dần hiện diện rõ hơn. Mặc dù tôi vẫn tiếp tục đi vào những trò cũ - như ma túy và các hành vi không đúng đắn - dường như có điều gì đó trong tâm cứ nhắc nhở: “Điều này không tốt; điều này không đúng.” Tôi bắt đầu cảm thấy tội lỗi và hổ thẹn; trí tuệ bắt đầu có chút trọng lượng và dần đứng lên đối đầu với những phiền não. Vài năm tiếp theo luôn là sự xung đột giữa trí tuệ và phiền não trong tâm. Từ những cuộc xung đột này, tôi trải qua nhiều cảm xúc khó chịu, chủ yếu là lo lắng, bất an, sợ hãi và tức giận. Cũng chính vì cố gắng làm bản thân xao nhãng bằng những hành vi sai trái và lao vào những điều chẳng lành, trầm cảm. Tôi không nhận ra rằng trầm cảm đang dần tích tụ và bắt đầu kiểm soát lấy tôi.
🍀
🍀
🍀
🍀
Trích đoạn hay cuốn sách
Khi Nhận Biết Diễn Ra Tự Nhiên
Chỉ cần nhận biết nhẹ nhàng:
Bởi vì chúng ta cần thực hành cả ngày, cho nên đó là lý do mình cần nhận biết nhẹ nhàng. Cốt lõi của sự thực hành là đều đặn tỉnh thức, không có khoảng nào trong đời sống này không thể nhận biết. Nếu mình sử dụng quá nhiều năng lượng để cố nhận biết thì rất nhanh thôi mình sẽ kiệt sức và khi tối đến, mình sẽ lù đù, mệt và chỉ muốn ngủ sớm. Vậy nên cần học cách duy trì năng lượng, chỉ sử dụng cho những gì cần thiết. Tâm có thể trở nên căng thẳng và mệt mỏi khi quan sát đối tượng với quá nhiều năng lượng. Khi nhận ra sự nhận biết thì tâm sẽ không quá tập trung vào đối tượng mà chỉ là những điểm chạm nhẹ nhàng. Nhận biết đôi khi cũng cần chút năng động, thêm chút nỗ lực, nhưng chỉ thế thôi, hãy nhớ rằng đâu là đối tượng đúng (có thể cảm xúc, cảm giác) thay vì chìm đắm trong những câu chuyện. Khi tâm hỗn loạn và hỗn độn như khi giận chẳng hạn, sự quan sát lúc này đừng chỉ thụ động mà cần sự chủ động, ghi nhận, quan sát, cung cấp thêm góc nhìn đúng, và thêm chút hứng thú vào những gì đang diễn ra ở tâm và thân, suy nghĩ, cảm thọ, cảm giác. Sự thiện xảo là khả năng ghi nhận được bất kỳ những hoạt động nào của tâm sinh khởi và luôn cả những gì nó làm.
Ai trong chúng ta cũng có lúc quên, giống như thiền sinh lớn tuổi quên việc mình đã từng uống thuốc. Thế nên, cần mài giũa nhận biết. Mài giũa chẳng phải là thúc ép mà là thêm một chút hứng thú vào từng hoạt động. Khi mặc áo hay cởi một áo phông chẳng hạn, thử để ý: Mình cho tay nào vào tay áo trước? Bên phải hay bên trái? Mình chui đầu vào trước hay đưa tay trước? Nhận biết việc đang mặc áo, mặc áo trong môi trường như thế nào, đưa áo vào trong ra làm sao. Việc nhận biết như thế này vô cùng đơn giản và không tốn nhiều nỗ lực. Khi cởi giày và cất giày, nhận biết rằng chân nào đưa ra trước, những chuyển động nào để tạo nên hành động như vậy. Bằng cách này, bạn sẽ không phải tự hỏi mình sau đó là: “Khi nãy mình để giày ở đâu?” Nỗ lực như vậy thì dần dà sự nhận biết sẽ trở thành thói quen, trở nên tự động. Như thế, sự nhận biết dần sẽ có đà và bạn sẽ ít gặp vấn đề hơn với sự quên lãng. Nhiều thiền sinh mới thực hành đôi khi sẽ nói: “Ôi, cho tôi nghỉ tu vài phút.” Đôi khi mình cảm thấy quá khó khăn, sự thực hành của họ chỉ vừa mới chớm và bắt đầu tiến triển. Mình bắt đầu nhận ra cuộc sống này khó hơn, vất vả hơn, dường như tâm này đầy những hỗn loạn. Bởi vì, do chính nhiều nhận biết nên có thể thấy ra hỗn loạn kỳ thực đã luôn hiện diện như vậy. Thường trong những giai đoạn đầu, nếu sự thực hành chưa mạnh thì phiền não sẽ rất rõ ràng - phiền não khắp mọi nơi. Chúng rất rõ ràng: đây là tham, sân và như thế. Khi nhận biết trở nên mạnh mẽ hơn thì phiền não cũng sẽ quỷ quyệt hơn, chúng chẳng trực diện nữa mà biến hình, ngụy trang và lẻn vào trong sự nhận biết bằng cửa sau. Chúng ở đó mà bạn còn không biết chúng có mặt. Khi trí tuệ sâu sắc hơn, bạn sẽ càng nhận ra những phiền não vi tế, và sự nhận biết sẽ càng ít tốn sức, niệm và tuệ liên minh làm việc cùng nhau
Trong thiền, khi thẩm sát tâm, điều quan trọng nhất là ghi nhận được lúc nào đang đồng nhất với đối tượng và lúc nào không. Trách nhiệm của thiền sinh là đồng hành với sự nhận biết và không quá quan tâm đến chính đối tượng hay chìm đắm vào nó; chỉ cần nhớ là nhận biết. Chỉ với sự nhận biết và sự mở lòng thì mình mới có thể biết nhiều hơn. Khi hành thiền thì thực tế là ngũ căn cùng nhau hoạt động, niệm (sati) là thành phần của ngũ căn giúp cho tâm được nhắc nhớ ở trong hiện tại. Một lần nữa, ngũ căn là tín, tấn, niệm, định, tuệ và tôi hay dùng để nói về niềm tin - sự tự tin, năng lượng, nỗ lực chân chánh, sự nhận biết, sự ổn định của tâm và trí tuệ. Chúng ta có thể sử dụng từ sati-sampajañña (hiểu biết rõ ràng) - là niệm đi cùng với tuệ - biết hay nhớ khi nào ngũ căn không hòa điệu với nhau và áp dụng trí tuệ để cân bằng các căn còn lại. Đức Phật đã từng khuyên chúng ta đối xử với các căn tương tự như với những dây đàn đã được canh chỉnh một cách tinh tế. Dây đàn luôn cần được thường xuyên điều chỉnh và tinh chỉnh để có thể phát huy khả năng tối đa của cây đàn.
Tiến trình này bắt đầu với nhận biết (sati). Nhận biết giúp quan sát những gì đang diễn ra lặp đi lặp lại và thu thập dữ liệu trong suốt quá trình đó. Trí tuệ từ từ được mở ra và thấy được bản chất, khuynh hướng, nguyên nhân cũng như kết quả, nguyên lý hoạt động và toàn bộ quá trình diễn ra. Từ đó, mình sẽ học và biết khi nào tâm đang cân bằng và khi nào thì không: lúc đó cảm nhận như thế nào, các dấu hiệu (nếu có) của các điều kiện dẫn đến sự cân bằng hoặc mất cân bằng. Điều này sẽ mang lại sự chấp nhận cũng như khả năng ứng phó với từng tình huống, dù tình huống đó là cấp độ yếu hay cấp độ mạnh. Bối cảnh cùng điều kiện sẽ luôn thay đổi và biến động, vì thế những bài học sẽ luôn mới để chúng ta có thể học với cùng những nguyên tắc. Tuy nhiên, cũng đừng quá lo sợ khi đánh mất nhận biết (thất niệm); nếu có ý muốn nhận biết ở đó, vậy là đủ. Tâm sẽ dần quay lại với sự nhận biết, từ đó tạo nên đà.
Lời cuối:
Mong rằng một số lời này đã chạm đến tâm bạn, và từ đây, bạn có thể bắt đầu việc thực hành chân chánh. Nếu bạn có thể đạt được sự chính xác và ổn định trong việc thực hành bằng cách phát triển sự nhận biết và đưa chánh kiến vào, thì tâm sẽ đạt được sự cân bằng, và cuối cùng mục tiêu tối thượng sẽ đến. Hiện tại, chúng ta chưa “giác ngộ” nhưng đang “dần giác ngộ”; chúng ta đang trên con đường, và những tuệ giác đang đến. Tuy nhiên, cũng đừng quên tâm sinh và diệt trong từng khoảnh khắc, không thể giữ lại chất lượng tâm hay tuệ giác, mà phải tiếp tục phát triển theo thời gian. Tuệ giác sẽ để lại dấu ấn, nhưng mình phải tiếp tục duy trì, lặp đi lặp lại, lần này qua lần khác; nếu không, nó sẽ mờ nhạt đi. Đó là lý do tôi nói chúng ta đang dần giác ngộ; đây là một quá trình liên tục, thay đổi trong từng khoảnh khắc. Tuệ giác chính là nguồn sức mạnh sẽ mang lại cảm hứng và sự khẩn thiết để bạn tiếp tục thúc đẩy sự thực hành. Trí tuệ sẽ luôn chỉ đường; nó chỉ biết một con đường, và con đường đó dẫn đến thực tại tối thượng - nibbāna (Niết Bàn).
Biết về tâm:
Khi nào thì tâm thực hành tốt? Khi nào hoặc tại sao tâm lại không thực hành tốt? Đây là điều mà chúng ta cần tự mình tìm ra. Ít nhất, đây chính là loại trí tuệ mà chúng ta mong muốn có được: biết cách thực hành đúng đắn. Làm sao có thể có động cơ để thực hành tốt khi mình còn chưa biết về tâm mình? Tâm có thể hơi khó để nhận biết, vì tâm chẳng có vị trí cố định. Tâm không có hình dạng, không có màu sắc; nó không có sự rắn chắc và mang tính trừu tượng. Vậy làm sao có thể chú ý đến tâm khi không biết tâm có ở đó hay không? Vậy khi nói để ý đến tâm thì để ý vào điều gì? Làm sao nhận diện được nó? Phải tìm kiếm nó ở đâu? Trong đầu? Trong tim? Chúng ta không thể nhìn tâm như cách mình trải nghiệm những thứ khác, nhưng chúng ta có thể trải nghiệm tâm qua các hoạt động của nó. Chúng ta biết khi tâm làm một điều gì đó, và chúng ta biết khi có điều gì đó xảy ra trong tâm.
Bạn biết là mình có tâm, đúng không? Điều gì mà bạn trải nghiệm để nói rằng mình có tâm? Có phải vì nó có thể suy nghĩ? Đúng, một phần là như vậy, nhưng tâm cũng có khả năng biết và cảm xúc. Bạn có bao giờ muốn đi tiểu hay muốn đi ăn không? Có cảm giác trên thân buồn tiểu, nhưng ý định muốn đứng và đi vào nhà vệ sinh lại diễn ra ở tâm. Nếu không có những ý định này sẽ là rắc rối đấy. Ý muốn ăn diễn ra ở tâm, còn cơn đói thì ở thân. Bạn có thể biết được khi muốn ăn ít hay nhiều. Bạn có thể biết được. Bạn có thể biết mức độ hay sự háo hức muốn ăn. Bạn có thể biết được ý định. Biết về tâm cũng giống như làm quen với một người hàng xóm mới: càng gặp họ nhiều, bạn càng hiểu rõ hơn về họ. Mỗi ngày khi gặp họ, bạn học thêm một chút. Điều này trở thành tiến trình cho sự học hỏi.
Trong kinh điển, tâm được định nghĩa là “việc biết”, “việc nghĩ”, và “việc chú ý”. Bởi vì bản chất tâm đã là “biết” và là “chú ý” rồi, nên mình không cần phải làm nhiều việc để biết và chú ý. Tâm vốn làm điều đó, vì đó là công việc của tâm - đó là tự nhiên của tâm. Tất cả những gì mà mình cần làm là nhận biết và có mặt, để nhận ra tâm đang thực hiện công việc của nó. Công việc mà mình đang làm là vun bồi thêm khả năng nhắc nhớ rằng tâm đang làm công việc của nó, miễn là chúng ta mang đến những điều kiện để việc đó diễn ra. Một khi tâm được nhận biết, dhamma cũng được nhận biết.
Một vị sư đã đề cập trong buổi hỏi đáp rằng, trong khi hành thiền, khi đang quan sát phiền não thì sư nhận ra tâm quan sát có sự dao động. Điều gì đang diễn ra ở đây? Sư báo cáo rằng mình nhận biết được ba yếu tố trong tâm: phiền não, tâm quan sát, và người quan sát tâm quan sát ấy. Có rất nhiều tâm. Như tôi cũng đã đề cập ở trước, tâm giống như một dòng sông, với những dòng chảy, xoáy nước và nước từ các nhánh phụ đổ vào. Khi tâm của sư yên tĩnh và sư có thể nắm bắt được những vi tế trong tâm, như: phiền não, tâm quan sát bị vẩn đục bởi phiền não, tâm quan sát buông bỏ, lùi lại để quan sát tốt hơn. Trong một khoảnh khắc, tâm có thể biết được một đối tượng hoặc nhiều đối tượng, và cách mà đối tượng này được tiếp nhận sẽ phụ thuộc vào mức độ của trí tuệ. Nếu chúng ta nhận biết được trải nghiệm trong hiện tại, chúng ta sẽ mở lòng để nhận ra rằng tâm đang biết điều gì đó trong khoảnh khắc hiện tại. Nếu chúng ta không nhận biết được rằng mình không biết, chúng ta sẽ chỉ tiếp tục theo thói quen. Tâm biết, nhưng chúng ta không biết rằng tâm biết.
Trầm cảm:
Lần đầu trầm cảm là khoảng thời gian khá ngắn, bắt đầu khi tôi phải nghỉ học và tiếp nhận việc kinh doanh của gia đình. Cơn trầm cảm không quá mạnh và không quá dài. Tôi không nhận biết được nguyên nhân cũng như không liên kết được các tín hiệu của giận và những cảm xúc bên trong như lo lắng, sợ hãi hay bất an, với mức độ trầm cảm mà tôi đang trải qua. Việc lạm dụng chất kích thích chắc chắn chẳng giúp ích được gì mà còn làm tình trạng thêm trầm trọng. Vì tôi đã mất kiểm soát đến như vậy thì việc tôi được gửi đến sống cùng Sayadawgyi trong một khoảng thời gian dài như là điều đã được định trước.
Trong thời gian ở gần Sayadawgyi, tôi trở nên tỉnh táo một cách tự nhiên về những cảm xúc, và Ngài thường bảo: “Chỉ cần tiếp tục thực hành và quan sát tâm của con.” Thời điểm đó tôi thực hành samatha (thiền chỉ), hay còn gọi là thiền định, bởi vì đó là cách duy nhất mà tôi tìm thấy sự nhẹ nhõm khỏi những lo âu và sợ hãi mà mình đang trải qua. Khi thực hành samatha, nỗi sợ hãi dần tan đi bởi tôi chỉ tập trung vào một đối tượng duy nhất, còn khi tôi thực hành vipassanā, tôi lại bắt đầu thấy lo lắng. Sự chú ý hướng đến nhiều đối tượng làm tôi cảm thấy khó mà chịu được. Trí tuệ của tôi không đủ để giúp tôi đối diện với những xáo trộn đang diễn ra trong tâm. Những hướng dẫn của Sayadawgyi, trong thời gian này, rất đa dạng. Đôi khi thầy bảo, “quan sát đối tượng này; quan sát đối tượng kia”, hoặc quan sát nhiều đối tượng, tuỳ thuộc vào cách Ngài nhận định khả năng của tôi trong việc đối diện với tâm. Cách tiếp cận chính của Sayadawgyi là quan sát tâm (cittānupassanā), và thầy sẽ đưa ra hướng dẫn về samatha khi cần thiết. Tôi đã nghĩ lần xuất gia đó sẽ là mãi mãi, nhưng dưới áp lực từ gia đình muốn tôi quay về để giúp đỡ việc kinh doanh, tôi đã nhượng bộ và hoàn tục sau hai năm sống đời xuất gia.
Tôi rời khỏi thiền viện và trí tuệ được củng cố hơn một chút. Tuy nhiên, samādhi, dù khá mạnh nhờ vào việc thực hành samatha, vẫn còn quá mong manh để chống lại những ảnh hưởng từ thế giới bên ngoài. Không lâu sau, tôi lại buông xuôi, quay về với những dính mắc cũ để tìm chút hạnh phúc trong thế gian. Vào khoảng thời gian đó, tôi bắt đầu nhận ra trí tuệ đang dần hiện diện rõ hơn. Mặc dù tôi vẫn tiếp tục đi vào những trò cũ - như ma túy và các hành vi không đúng đắn - dường như có điều gì đó trong tâm cứ nhắc nhở: “Điều này không tốt; điều này không đúng.” Tôi bắt đầu cảm thấy tội lỗi và hổ thẹn; trí tuệ bắt đầu có chút trọng lượng và dần đứng lên đối đầu với những phiền não. Vài năm tiếp theo luôn là sự xung đột giữa trí tuệ và phiền não trong tâm. Từ những cuộc xung đột này, tôi trải qua nhiều cảm xúc khó chịu, chủ yếu là lo lắng, bất an, sợ hãi và tức giận. Cũng chính vì cố gắng làm bản thân xao nhãng bằng những hành vi sai trái và lao vào những điều chẳng lành, trầm cảm. Tôi không nhận ra rằng trầm cảm đang dần tích tụ và bắt đầu kiểm soát lấy tôi.