ĐẶT MUA 

ĐỌC THỬ

Bộ sách của tác giả

Đương Đạo Nguyễn Thế Đăng

Đương Đạo Nguyễn Thế Đăng là một nhà sư, thuộc thế hệ thứ ba của chùa Tây Tạng ở Bình Dương. Nhiều năm qua, tác giả Nguyễn Thế Đăng đã viết hàng trăm bài đăng trên Văn Hóa Phật Giáo. Tuần san và Nguyệt san Giác Ngộ cũng đã đăng hàng chục bài của tác giả, chưa kể các báo điện tử như giacngo.vn, thuvienhoasen, phattuvietnam.net, vanhoaphatgiaoblog.com, sangdaotrongdoi.vn… mỗi báo cũng đã đăng hàng chục bài.
Tổ khai sơn chùa Tây Tạng ở Bình Dương là Thiền sư Nhẫn Tế (1888 – 1951). Tổ vốn thuộc dòng Lâm Tế đời thứ 40, từng sang Ấn Độ, Nepal và Tây Tạng tham bái và tu học. Tổ đã cầu đạo ở Tây Tạng, đắc pháp và được ban cho pháp danh Thubten Osel bởi những vị cao cấp của dòng Mũ Vàng (Gelugpa). Sau hơn một năm ở Tây Tạng, Tổ được phép trở về Việt Nam để lập chùa Tây Tạng, Bình Dương.

Giới thiệu tác giả

Đương Đạo Nguyễn Thế Đăng

📗 Tác phẩm tiêu biểu:
  • Trần Nhân Tông, Đời - Đạo không hai (2024)
  • 10 Tư tưởng Pháp Hoa trong đời sống hằng ngày (2024)
  • Tâm linh như là sự tiến hóa tất yếu của con người (2024)
  • Mở đôi mắt Kim Cương (2023)
  • Hiện tại vĩnh cửu (2023)
  • Vũ trụ trong hạt bụi (2022)
  • Bài ca của tự do và niềm vui (2022)
  • Thực hành theo Luận Đại thừa Khởi Tín (2021)
  • Thiền tông bản hạnh (2020)
  • Chú giảng Cư trần lạc đạo phú (2019)
  • Kinh Nhập Lăng Già – dịch và giảng (2016)
  • Lục Tổ Pháp Bảo Đàn Kinh giảng giải (2016)
  • Kinh Lăng Nghiêm hành giải (2016)
  • Kinh Viên Giác lược giảng (2015)
  • Con người toàn diện, hạnh phúc toàn diện (2012)
  • Thực hành con đường Bồ tát qua kinh Duy Ma Cật (2011)
  • Thực tại thiền (2003)
  • Bát nhã Tâm Kinh thiền giải (2002)

Ấn phẩm Cư Trần Lạc Đạo Phú

Dành cho những ai quan tâm tới:

Những ai quan tâm, tìm hiểu lịch sử dân tộc, đặc biệt là lịch sử Phật giáo Việt Nam nói chung và dòng Thiền Trúc Lâm nói riêng
Những ai quan tâm đến những nhân vật lịch sử nổi tiếng, mang bản sắc Việt Nam nhưng có tầm ảnh hưởng thế giới
Những ai muốn đi theo con đường của Trần Nhân Tông, Đời - Đạo hợp nhất
Ai đó muốn đóng góp cho đất nước và thế giới trong thời đại toàn cầu hoá ngày nay, có thể coi Trần Nhân Tông là một con người lý tưởng để noi theo
Những ai muốn tự hoàn thiện bản thân, hướng tới chân - thiện - mỹ

Lời mời đọc cuốn sách

Cư Trần Lạc Đạo Phú là bản văn đầu tiên của Việt Nam viết bằng chữ Nôm. Quan trọng hơn nữa, nó chỉ dạy cho chúng ta sống giải thoát ngay trong cuộc đời, được vị sáng lập dòng Thiền Trúc Lâm Việt Nam vào thế kỷ 13 – Trần Nhân Tông viết ra. Ngài là vị vua thứ ba của đời Trần, có thể nói là vị vua lỗi lạc nhất, và cũng là một Thiền sư sáng chói trong lịch sử Phật giáo Việt Nam.
Tại sao ở đời vui đạo? Sao không ở đời vui đời hay bỏ đời vui đạo?

Từ cách đây gần một nghìn năm, Trần Nhân Tông đã trả lời được câu hỏi đó. Ngài viết Cư Trần Lạc Đạo Phú khi đã thấy ra bản tánh đến hiện tướng của đời, là đạo. Đói thì ăn, mệt thì ngủ, chuyện ăn, chuyện ngủ trong đời cũng là đạo. Cái hay là chữ “thì” được ngài dùng rất tự nhiên. Chữ “thì” (tức) này nói lên sự không có chủ thể và đối tượng, hành động không có chủ thể và đối tượng tức là không hành động. Không hành động tức là không có nghiệp, vì nghiệp (karma) có nghĩa là hành động.

Với sự hiểu biết sâu rộng về nhiều trường phái Phật giáo khác nhau, tác giả Nguyễn Thế Đăng không giới hạn chú giảng Cư Trần Lạc Đạo Phú vào một trường phái cụ thể nào. Thay vào đó, ông chú giảng bản văn này bằng Thiền, Đại Toàn Thiện (Dzogchen, Maha Ati) của Ấn Tạng và bằng Kinh, với ước nguyện làm rõ Nền tảng của Phật giáo, không bị giới hạn bởi biên giới quốc gia và văn hóa.
Cư Trần Lạc Đạo Phú là bản văn đầu tiên của Việt Nam viết bằng chữ Nôm. Quan trọng hơn nữa, nó chỉ dạy cho chúng ta sống giải thoát ngay trong cuộc đời, được vị sáng lập dòng Thiền Trúc Lâm Việt Nam vào thế kỷ 13 – Trần Nhân Tông viết ra. Ngài là vị vua thứ ba của đời Trần, có thể nói là vị vua lỗi lạc nhất của đời Trần,và cũng là một Thiền sư sáng chói trong lịch sử Phật giáo Việt Nam.
"Ở đời vui đạo hãy tùy duyên
Đói thì ăn, hề, mệt ngủ yên
Trong nhà có báu thôi tìm kiếm
Đối cảnh vô tâm, chớ hỏi thiền."
"Ở đời vui đạo hãy tùy duyên
Đói thì ăn, hề, mệt ngủ yên
Trong nhà có báu thôi tìm kiếm
Đối cảnh vô tâm, chớ hỏi thiền."

Sách cùng tác giả

Đương Đạo Nguyễn Thế Đăng

10 Tư Tưởng Pháp Hoa Trong Đời Sống Hằng Ngày

  • Khổ sách: 13 x 19 cm
  • Số Trang: 120 trang
  • NXB: Tôn Giáo
  • Giá bìa: 88.000 vnđ
  • Giá ưu đãi: 75.000 vnđ (-15%)

ĐẶT MUA

Trần Nhân Tông,
Đời - Đạo không hai

  • Khổ sách: 13 x 19 cm
  • Số Trang: 144 trang
  • NXB: Tôn Giáo
  • Giá bìa: 93.000 vnđ
  • Giá ưu đãi: 79.000 vnđ (-15%)

ĐẶT MUA

Cư Trần Lạc Đạo Phú

  • Khổ sách: 13 x 19 cm
  • Số Trang: 136 trang
  • NXB: Tôn Giáo
  • Giá bìa:  89.000 vnđ
  • Giá ưu đãi:  71.000 vnđ (-20%)

ĐẶT MUA

Mở Đôi Mắt Kim Cương

ĐẶT MUA

  • Khổ sách: 13 x 19 cm
  • Số Trang: 180 trang
  • NXB: Tôn Giáo
  • Giá bìa: 99.000 vnđ
  • Giá ưu đãi: 84.000 vnđ (-15%)

Tâm Linh Như Là Sự Tiến Hoá Tất Yếu Của Con Người

ĐẶT MUA

  • Khổ sách: 14,5 x 20,5 cm
  • Số Trang: 260 trang
  • NXB: Tôn Giáo
  • Giá bìa: 99.000 vnđ
  • Giá ưu đãi: 84.000 vnđ (-15%) 

Hiện Tại Vĩnh Cửu

ĐẶT MUA

  • Khổ sách: 14 x 20 cm
  • Số Trang: 264 trang
  • NXB: Tôn Giáo
  • Giá bìa: 119.000 vnđ
  • Giá ưu đãi: 101.000 vnđ (-15%)

Vũ Trụ Trong Hạt Bụi

ĐẶT MUA

  • Khổ sách: 14,5 x 20,5 cm
  • Số Trang: 368 trang
  • NXB: Tôn Giáo
  • Giá bìa: 118.000 vnđ
  • Giá ưu đãi: 100.000 vnđ (-15%)

Thực Hành Theo Luận 
Đại Thừa Khởi Tín

ĐẶT MUA

  • Khổ sách: 13 x 20,5 cm
  • Số Trang: 222 trang
  • NXB: Tôn Giáo
  • Giá bìa: 98.000 vnđ
  • Giá ưu đãi: 83.000 vnđ (-15%)

ĐẶT MUA SÁCH
CỦA TÁC GIẢ NGUYỄN THẾ ĐĂNG

ĐẶT MUA

Cảm ơn bạn đã ủng hộ Sách Thiện Tri Thức!

Đặt mua từ 20 sản phẩm trở lên, vui lòng liên hệ với
Hotline: 0328033988 (Zalo) để nhận ưu đãi về giá.

TRÍCH ĐOẠN HAY

Dựng cầu đò, giồi chiền tháp,
Ngoại trang nghiêm sự tướng hãy tu.
Săn hỷ xả, nhuyễn từ bi,
Nội tự tại kinh lòng hằng đọc.

Người tu đạo Bồ tát không phải chỉ một mực ngồi thiền để thấy và sống trong tánh Không. Người ấy phải làm phước đức (dựng cầu đò, giồi chiền tháp) để làm lợi lạc cho những người khác, cho xã hội. Khi làm việc phước đức, người ấy vẫn làm trong cái thấy tánh Không và sống trong tánh Không. Với tánh Không, phước đức được chuyển thành công đức (xem kinh Kim Cương).

Hoạt động trong tánh Không, sau khi ngồi thiền, đây là cái được gọi là “hậu thiền định”. Thiền định không chỉ là khám phá tánh Không khi thân tâm an định, mà còn là khám phá tánh Không khi thân tâm hoạt động.

Xây dựng cầu đò, trau dồi chùa tháp là sự tướng trang nghiêm bên ngoài cho xã hội. Sự trang nghiêm bên ngoài này là để biến cõi này thành một cõi Phật, một cõi Tịnh độ. Kinh thường nói việc làm của Bồ tát là “tịnh Phật quốc độ, thành tựu chúng sanh”. Tất cả mọi sự tướng của thế gian này là sự biểu lộ của nền tảng tánh Không. Hoạt động trong đó chúng ta có dịp rèn thân tâm mình để hòa nhập với tánh Không, quang minh, và năng lực.

Chăm chuyên (săn) hỷ xả, làm nhu nhuyễn từ bi, từ bi hỷ xả nơi tâm của hành giả phải được rót vào xã hội để xã hội thêm đẹp đẽ, an vui. Trong khi làm việc xã hội, “nội tự tại kinh lòng hằng đọc”. Kinh lòng tự tại là Bát Nhã Tâm Kinh với Bồ tát Quán Tự Tại, nói về cái thấy tánh Không và thâm nhập tánh Không.

Bồ tát đi vào xã hội, hoạt động trong xã hội bằng bốn tâm vô lượng Từ Bi Hỷ Xả và những điều ấy bao gồm trong tánh Không của kinh lòng hằng đọc. Hai cột trụ làm nên cuộc đời Bồ tát là Tám Trí Huệ tánh Không và Từ Bi, và càng tiến lên cao hơn thì hai cái đó càng hợp nhất. Chẳng hạn “Vô duyên từ bi” là từ bi không cần nhân duyên, từ bi của tánh Không. “Đồng thể đại bi” là đại bi đồng thể, đồng thể là đồng một tánh Không.

Rèn lòng làm Bụt,
Chỉn xá tua (nên) một sức dồi mài.
Đãi cát kén vàng,
Còn lại phải nhiều phen lựa lọc.

Rèn luyện tâm làm Phật, đây là tu tâm. Tâm là cái luôn luôn có sẵn nơi ta, đó là phương tiện, pháp môn luôn luôn có mặt. Tâm ấy dù ở trạng thái nào, an định hay chuyển động, vui hay buồn, hăng hái hay chán nản, ngồi hay đi… luôn luôn có mặt nên chính nó là phương tiện, pháp môn tối ưu thường trực có mặt để tu hành. Chúng ta thường nói tu tâm là như vậy.

Rèn tâm làm Phật là thế nào? Là đưa tâm trở về bản tánh của nó, trở về quê nhà của nó, cố quốc nguyên quán của nó. Dùi mài là thực hành thường trực, cho đến khi tâm thấy được khuôn mặt xưa nay, quê quán của nó và mãi mãi ở lại đó, không còn lưu lạc nữa.

Đãi cát kén vàng, còn lại phải nhiều phen lựa lọc. Đãi cát kén vàng vì rất nhiều khi chúng ta lầm phiền não là Bồ đề (giác ngộ), lầm năm độc tham, sân, si, mạn, nghi làm tinh tấn hay từ bi, hoặc không dám nhận một lầm lỗi mà cứ biện minh, bào chữa cho cái sai là đúng. Vô minh trong một ý nghĩa nào đó, là sự tự lừa dối chính mình.

Cho nên phải thấy con đường – con đường nằm trong nền tảng, con đường chính là nền tàng– và đem mọi phiền não, lầm lỗi, tâm bệnh và thân bệnh… vào con đường. Chính con đường chuyển hóa mọi thứ tiêu cực, khuyết điểm, xấu xí thành vàng. Việc đãi cát kén vàng này phải làm trong mọi lúc, mọi nơi. Như thế, thế gian này là môi trường, là đạo trường cho việc “rèn lòng làm Bụt”.

Khi tất cả thành vàng thì thế giới này là một thế giới làm bằng vàng ròng. Khi tất cả các thứ tâm được chuyển thành bản tánh của tâm thì thế giới này với mọi hoạt động tốt xấu được chuyển thành thế giới Nhất Tâm.

Xem kinh đọc lục,
Làm cho bằng thửa thấy thửa hay.

Kinh là lời Phật, lục (ngữ lục) là lời các Tổ. Thửa thấy thửa hay là sở kiến sở tri, chỗ thấy chỗ biết. Phải tu sao cho bằng cái thấy cái biết của chư Phật, chư Tổ.

Nhắc lại, cái thấy nền tảng là bước đầu quyết định của Đại Toàn Thiện. Cái thấy bản tánh là bước đầu quyết định của người tu Thiền. Làm rõ thêm cái thấy ấy, làm tròn vẹn cái thấy ấy, đó là cái biết, cái giác ngộ. Kinh Pháp Hoa nói đến cái thấy biết của Phật, Phật Tri kiến, và cũng nói cái Thấy Biết của Phật vốn có nơi mỗi chúng sanh.
Hội thứ Tám
Vậy mới hay,
Bụt ở cong (trong) nhà;
Chẳng phải tìm xa,
Nhân khuấy bản nên ta tìm Bụt.
Đến cốc hay chỉn Bụt là ta.

“Bụt ở trong nhà”: nhà là thân tâm chúng ta đây, chánh điện là thân tâm chúng ta đây. Khi thấy Phật đang ở trong nhà, mới thốt lên được: “Vậy mới hay”.

Người mới tu thường nghĩ rằng pháp môn, con đường mình thực hành sẽ đưa ta đến chỗ Phật. Có người chấp vào pháp môn, con đường và chỉ chăm chăm vào đó mà không tin rằng con đường luôn luôn đi trong nền tảng. Thậm chí trong nền tảng không có con đường, vì chỗ nào cũng là nền tảng. Cho nên không có vấn đề đốn tiệm như chúng ta nghĩ. Lục Tổ Huệ Năng nói: “Pháp xưa nay không có đốn tiệm, chỉ tâm người có sắc bén có cùn lụt mà thôi”.

Con đường ngắn nhất, luôn luôn ở với ta, có mặt trong bất kỳ không gian thời gian nào, chính là Bản (Gốc), Bản Tâm (tâm gốc, tâm nền tảng) của ta. Bản đó là nền tảng cho cuộc đời ta, cho sự sống và sự chết của ta và của tất cả chúng sanh hữu tình và vô tình. Vì quên (khuấy), vì không chú ý, chánh niệm tỉnh giác vào Bản vốn sẵn có, sờ sờ ở trong mình và chung quanh mình, nên chúng ta chạy đông chạy tây tìm Phật mà không tin rằng Phật vốn hiện hữu nơi mình, chưa từng lìa mình dù đang gập gềnh trong sanh tử, dù đang là phàm hay là thánh. Bởi thế Bát Nhã Tâm Kinh nói thực tại ấy “không sanh không diệt, không dơ không sạch, không tăng không giảm” dầu ở trong sanh tử hay Niết bàn.

“Đến cốc hay chỉn Bụt là ta”.
Cái hay biết chân thật là “Bụt chỉ là ta”. Cái hay biết ấy càng ngày càng rõ ràng, sâu rộng và chuyển hóa năm thức trước (mắt tai mũi lưỡi thân), ý thức, mạt na thức tức thức chấp ngã, và toàn bộ tạng thức thành thanh tịnh, thành Phật.
Khi ấy thấy cái gì, nghe cái gì, cử động hoạt động gì cũng đều là Phật. Tất cả đời sống là sự biểu lộ của Phật.

Thiền ngỏ năm câu,
Nằm nhãng cong quê Hà hữu.
Kinh xem ba bận,
Ngồi ngơi mái quốc Tân La.

Thiền mở lời dăm câu, nằm thảnh thơi ơ thờ (nhãng) trong quê Hà hữu. Hà hữu trong sách Trang Tử, để chỉ một nơi không có ở đâu cả, một nơi không trụ xứ, nơi giải thoát.
Ai hỏi Thiền thì bày tỏ vài câu, còn suốt ngày nằm rảnh rang trong quê hương Không, Vô tướng, Vô nguyện.

Thỉnh thoảng xem kinh nhưng luôn luôn thấy mình ở bên (mái, mé, phía) nước ngoài. Nước Tân La là nước ngoài, để chỉ ở ngoài vòng phiền não, sanh tử.

Cong (trong) đạo nghĩa, khoảng cơ quan,
Đà lọt lẫn trường kinh cửa Tổ,

Trong đạo nghĩa, khoảng trống rộng của cơ quan phải lọt lẫn, lăn lóc, thấm nhuần trường của kinh, cửa của Tổ. Trong đạo nghĩa là sống trong giới – định – huệ. Khoảng cơ quan là trong không gian cơ quan phương tiện của Thiền môn, nói cách khác, trong đời sống nhắm đến nền tảng của tâm theo Thiền. Phải lặn lội, lăn lóc, thấm nhuần “trường của kinh, cửa của Tổ”, tức là nền tảng của tâm.

Lánh thị phi, ghê thanh sắc,
Ngại chơi bời dặm liễu đường hoa.

Lánh thị phi, nói chuyện đúng sai làm cho cái tôi và của tôi thêm kiên cố khó phá. Thanh sắc, dặm liễu đường hoa, những chốn ăn chơi chiều theo sự phóng túng của các giác quan và làm tâm loạn nhiễu động, cũng là tô đắp thêm cho cái tôi và cái của tôi.

Đức Bụt từ bi,
Mong nhiều kiếp nguyền cho thân cận.
Ơn Nghiêu khoáng cả,
Lọt toàn thân phô việc đã tha.

Đức của Phật là từ bi, mong nhiều kiếp được thân cận Ngài. Tu là thân cận Phật, dù bằng tâm hay bằng cả thân tâm, để học hỏi, làm theo cho đến lúc hoàn thiện được Phật pháp nơi mình.
Cần nhớ rằng Phật, Phật tâm không chỉ có Trí Huệ mà còn có Từ Bi. Trong Phật tâm, trí huệ và từ bi hợp nhất.

Ở đây chúng ta thấy lòng sùng mộ của một người con Phật. Lòng sùng mộ ấy đưa chúng ta đến gần Phật hơn, nối kết và hòa nhập với Ngài. Vua Nghiêu, một vị vua hiền đức trong lịch sử xa xưa huyền thoại. “Lọt toàn thân phô (các) việc đã tha”: đã miễn cho nhiều việc lao nhọc nặng nề.
Người Phật tử ngoài sự biết ơn không cùng đối với bậc vua pháp đưa mình đi trên con đường giải thoát và giác ngộ, còn mang ơn đối với đời sống thế gian do vua đời đảm đương công việc.
Hội thứ Năm
Cư trần lạc đạo thả tùy duyên
Cơ tắc xan hề khốn tắc miên
Gia trung hữu bảo hưu tầm mích
Đối cảnh vô tâm mạc vấn thiền.

(Ở đời vui đạo hãy tùy duyên
Đói thì ăn, hề, mệt ngủ yên
Trong nhà có báu thôi tìm kiếm
Đối cảnh vô tâm, chớ hỏi thiền.)

Đây là bài kệ kết thúc Cư Trần Lạc Đạo và bài kệ cũng bắt đầu bằng bốn chữ “Cư trần lạc đạo.” Tại sao ở đời vui đạo? Sao không ở đời vui đời hay bỏ đời vui đạo? Bởi vì đời, từ bản tánh đến hiện tướng của nó, là đạo. Khi thế giới, con người, sự vật đều biến thành vàng ròng thì duyên nào cũng là vàng: “Ấy là nơi dật sĩ tiêu dao, chỉn thực cảnh đạo nhân du hý.”

Ở đời vui đạo là nhậm vận, vô công dụng đạo, mỗi hành động đều là tự do vì nó không khởi sanh từ một tâm có phiền não, một tâm phân biệt ta người, một tâm chia cắt chủ thể đối tượng. Mỗi hành động đều tự phát, nghĩa là không vì nhân duyên gì, trong tánh Không, hiện hữu trong tánh Không, và tiêu tan trong tánh Không. Đói thì ăn, mệt thì ngủ. Chữ “thì” (tức) này nói lên sự không có chủ thể và đối tượng, hành động không có chủ thể và đối tượng tức là không hành động. Không hành động tức là không có nghiệp vì nghiệp (karma) có nghĩa là hành động.

Sự tìm kiếm hay sự tu hành dụng công đã chấm dứt, vì “trong nhà có báu thôi tìm kiếm”. Báu không chỉ ở trong nhà, mà còn ở thế giới, sự vật, con người ngoài kia, tất cả đều là báu vì tâm đã là báu. Trong nhà có báu nghĩa là trong thân tâm này có báu và thân tâm là báu thì thế giới thành báu.

“Thôi tìm kiếm” nói lên tính cách vô sự. Vô sự vì “tâm giải thoát và tuệ giải thoát” (kinh Nikaya). Phiền não không còn, không ước vọng điều gì (vô nguyện) do đó không lo sợ điều gì (vô úy).“Đối cảnh vô tâm, chớ hỏi Thiền”: khi tâm đã trở về bản tánh của tâm vốn vô tâm, thì không còn tâm đối với cảnh, cảnh đối với tâm, chỉ có “một Chân Không”, trong đó nói thiền, nói định đều là thừa thãi. Vua Trần Nhân Tông ngộ đạo, có cái Thấy từ lúc trẻ, khi học với Thượng sĩ Tuệ Trung. Sau đó sống trong cuộc đời làm vua, lại là một vị vua trong thời chiến tranh, ngài vẫn trau dồi cái Thấy ấy trong hạnh Bồ tát, “nội ngoại nên Bồ tát trang nghiêm”, “Dựng cầu đò, giồi chiền tháp, ngoại trang nghiêm sự tướng hãy tu. Chăm hỷ xả, nhuyễn từ bi, nội tự tại kinh lòng hằng đọc.”

Thế nên, nói về Đời, chắc khó có ai sống một cuộc đời nhiều việc đời bằng ngài. Thế nhưng chính trong cuộc đời với nhiều sự kiện, nhiều việc phải đối phó, giải quyết như vậy, ngài vẫn có thể tự tại, “ở đời vui đạo hãy tùy duyên”, Đời và Đạo không hai. Có lẽ ngài là tấm gương sáng nhất, một cuộc đời lý tưởng cho mọi người Việt học hỏi và sống theo, để được “ở đời vui đạo”, đời đạo Nhất Như.
Hội thứ Mười

đặt mua những ẤN PHẨM khác của sách thiện tri thức

đặt mua những ẤN PHẨM khác của sách thiện tri thức

MUA NGAY

©2024 Bản quyền thuộc về Sách Thiện Tri Thức

CÔNG TY XUẤT BẢN SÁCH THIỆN TRI THỨC

Địa chỉ: số 141, ngõ 325 Kim Ngưu, Hai Bà Trưng, Hà Nội

Hotline: + 84328 033 988

Email: contact@thientrithuc.com.vn

Website: https://thientrithuc.com.vn

HỆ THỐNG PHÁT HÀNH