Ba mươi năm qua tôi đã tìm cách nhìn thấu bản chất con người qua tâm lý học để cải thiện chất lượng cuộc sống và mối quan hệ của chúng ta. 
Năm 1998, tôi có viết một cuốn sách đặt tên là Nerver be lied to again (Không thể bị dối lừa), giới thiệu kỹ thuật cụ thể nhằm giúp mọi người dò được những mánh lới trong cuộc sống hàng ngày. 
Gần một thập kỷ sau, tôi viết cuốn You can read anyone (Đọc vị bất kỳ ai), là cuốn tiếp theo của cuốn đầu và đã cập nhật một số kiến thức khoa học về việc đọc vị người khác.
Giờ thì, lại gần một thập kỷ nữa trôi qua, nhờ nỗ lực nghiên cứu tâm lý ngôn ngữ học, khoa học thần kinh và khoa học nhận thức, khoa học hành vi mà cuốn sách mới này đã đạt được một bước nhảy vượt bậc. Tôi sẽ giới thiệu với các bạn những phương pháp mới nhất trong việc đọc vị người khác, rồi sau đó bạn sẽ thấy mình gần như là có khả năng “đi guốc trong bụng” người ta vậy. 

Dù trong trường hợp nào - từ một câu chuyện tán gẫu tới một cuộc thương thảo hợp đồng triệu đô - thì bạn vẫn sẽ biết rõ đối phương đang nghĩ gì, đang cảm thấy gì, bất kể ngoài mặt họ nói gì chăng nữa. Bạn sẽ hiểu điều gì đang nằm sâu trong tiềm thức của họ, ngay cả khi chính bản thân họ có thể phủ nhận và không chịu (hoặc không thể) đối diện một cách có ý thức với chính suy nghĩ, cảm xúc, nỗi sợ của mình. 
Chúng tôi viết Đọc vị tâm trí với kỳ vọng rằng những kỹ thuật trong cuốn sách này sẽ được sử dụng một cách có trách nhiệm, để thắp sáng, truyền sức mạnh và động lực cho các bạn. Chúng được viết ra không phải để bạn có nhiều ưu thế hơn người khác mà là để bạn có thể đối xử tốt hơn với người khác trong cuộc đời này và lạc quan hơn về khả năng và trách nhiệm của bạn. 

Giới thiệu cuốn sách

Tiến sĩ DAVID J. LIEBERMAN là tác giả giành nhiều giải thưởng và được cả thế giới công nhận là người đi đầu về nghiên cứu hành vi con người và các mối quan hệ giữa con người. Ông đã viết 13 cuốn sách và hai trong số đó được New York Times bình chọn là sách bán chạy, đã bán được hàng triệu bản. Các sách của ông được dịch ra 28 thứ tiếng trên thế giới. Ông đã đào tạo nhân sự cho mọi lực lượng trong quân đội Hoa Kỳ, cho FBI, CIA và cho NASA, và cá nhân ông đã thực hiện nhiều hội thảo cho nhiều tổ chức, chính phủ và các doanh nghiệp khắp thế giới - cùng với các khách hàng trên 124 quốc gia và 35 ngôn ngữ đang tham gia các chương trình đào tạo trực tuyến của ông.

Hãy ghé thăm: DrDavidLieberman.com 

David J. Lieberman

ĐỌC THỬ

ĐẶT MUA

Bạn đang đối phó với một gã thực sự xấu xa? Một bậc thầy thao túng hoặc một kẻ đại bịp? Bạn sẽ biết cách dễ dàng nhận diện ai đó đang cố giúp bạn hay đang hại bạn. Hãy bảo vệ bản thân và những người thân yêu - về mặt cảm xúc, tài chính và sự an toàn cơ thể - khỏi những kẻ lừa dối, xảo trá và ăn cướp, những kẻ đang tìm cách len lỏi vào trái tim và ví tiền của bạn. Với những kỹ năng này, bạn sẽ không bao giờ bị lừa đảo, bị dối gạt hoặc bị lợi dụng một lần nào nữa.

Đặt mua cuốn sách

ĐẶT MUA

Cảm ơn bạn đã tin tưởng và ủng hộ Sách Thiện Tri Thức!

Thông tin sách

Tên sách: Đọc Vị Tâm Trí - Khám phá xem người ta nghĩ gì, muốn gì và thực sự là ai
Tác giả: Tiến sĩ David J. Lieberman
Khổ sách: 14 x 20,5 cm
Số trang: 304 trang
Giá bìa: 148.000 đ
Giá ưu đãi: 126.000 đ (Sales 15%)
Phí ship toàn quốc: đồng giá 15.000 đ

ĐỌC THỬ

Trích đoạn sách hay

MỤC LỤC
PHẦN 1 - Tiềm thức tiết lộ
Chương 1: Họ đang thực sự nghĩ gì?
Chương 2: Người ta nhận định về người khác thế nào
Chương 3: Những cuộc gặp gỡ thân mật
Chương 4: Địa vị và quyền lực trong mối quan hệ
Chương 5: Đọc tâm trạng

Phần 2 - Cách phát hiện người nói dối
Chương 6: Đánh giá lòng trung thành và sự liêm chính
Chương 7: Nghệ thuật vạch trần trò lừa bịp
Chương 8: Bịa chuyện: chứng cớ ngoại phạm và những câu hát ru
Chương 9: Những trò bịp bợm trong buôn bán

Phần 3 - Chụp nhanh một bức ảnh tâm lý
Chương 10: Quan sát tâm tính và tinh thần của người khác
Chương 11: Giọng điệu trần thuật: đọc vị trái tim và tâm hồn
Chương 12: Bật chế độ phòng thủ
Chương 13: Ý nghĩa của những giá trị chuẩn
Chương 14: Bản lĩnh kiên cường

Phần 4 - Lập hồ sơ tâm lý
Chương 15: Đi tìm sự sáng suốt
Chương 16: Tâm lý học về lòng tự tôn
Chương 17: Vạch mặt những rối loạn tính cách
Chương 18: Những suy tư về các mối quan hệ
Chương 19: Hưng trầm cảm và những đau khổ lưng chừng
Chương 20: Báo động đỏ và những dấu hiệu nguy hiểm

NGHỆ THUẬT VẠCH TRẦN TRÒ LỪA BỊP 
Nhà tâm lý học có nhiều ảnh hưởng William James đã viết: “Không phải chúng ta cười vì hạnh phúc, mà chúng ta hạnh phúc vì cười.” Nghiên cứu sâu hơn cho thấy ngôn ngữ cơ thể không chỉ phản ánh mà còn tác động tới suy nghĩ, cảm xúc và hành vi của chúng ta. Tâm trí và cơ thể làm việc cùng nhau để hình thành nên cái gọi là nhận thức nghiệm thân (embodied cognition). Nhận thức nghiệm thân giải thích cách đi đứng - tư thế cơ thể, dáng đứng, và cử chỉ - của chúng ta đã sản sinh ra rất nhiều thay đổi về hành vi và nhận thức gần như tức thời như thế nào. Trong một nghiên cứu, những người tham gia được ngẫu nhiên giao cho nhiệm vụ thể hiện tư thế cởi mở, vươn rộng (chân tay vươn ra và chiếm dụng nhiều không gian hơn) hoặc ngồi khép nép, dáng điệu co ro. Những người có tư thế rộng mở chỉ trong 60 giây thôi không những cảm thấy tự tin hơn, tràn ngập sức mạnh hơn mà hành vi còn dứt khoát, mạnh mẽ và thể hiện thái độ sẵn sàng hành động hơn. Trong một thí nghiệm khác, những đối tượng tham gia được ngẫu nhiên giao cho nhiệm vụ ngồi hoặc là co ro, cúi người hoặc là ngồi thẳng lưng trong khi điền một tờ đơn tuyển dụng giả vờ. Khi được yêu cầu đánh giá thành thực về bản thân, những người ở nhóm ngồi thẳng lưng đã đánh giá mình có năng lực hơn những người ngồi lom khom.

Trong những cuộc chuyện trò thường ngày, có thể nhận ra mức độ tự tin của người ta thông qua cử chỉ của anh ta. Đó là vì chúng ta có thể suy từ cử chỉ ra ý nghĩ. Nói cách khác, nếu anh ta nhìn xuống, có thể anh ta đang cảm thấy chán nản. Nhưng tôi phải nhấn mạnh rằng điều này chỉ áp dụng cho những trường hợp người ta không cảnh giác. Sẽ không hiệu nghiệm bất cứ khi nào anh chàng này nhận ra rằng anh ta đang bị theo dõi - như là trong một cuộc thẩm vấn hoặc bất kỳ một tình huống tranh giành quyền lực nào - vì anh ta có thể đang diễn. Khi đối tượng có cảnh giác, những dấu hiệu của ngôn ngữ cơ thể thường dễ khiến cho người ta hiểu nhầm. Tuy nhiên, chính vì thế mà chúng ta có thể giành được lợi thế. 

Chuyện này khiến chúng ta nhớ đến một câu hỏi hóc búa dành cho kẻ đang giở trò bịp bợm, kẻ bịp bợm này phải giả vờ trông như là thành thực, nói năng phải như kẻ thành thực. Bằng chứng lật tẩy ở đây là khá giống với sự ngẫu nhiên đích thực, sự thật nhiều khi thật khó tin. Hãy để tôi giải thích chuyện tâm lý ngoắt ngoéo này: giả sử bạn đang cho ai đó xem những bức ảnh cực kỳ kinh tởm cảnh một vụ phạm tội và cô ấy không tỏ ra phản ứng nhiều lắm. Có thể bạn đoán rằng cô ấy thiếu cảm xúc và chai lì, khô cứng, và có nhiều khả năng phạm chính cái tội ấy hơn người thường. Tuy nhiên, chính vì nghĩ như thế mà kẻ phạm tội sẽ gần như lúc nào cũng cố tỏ ra kinh tởm. Hắn nghĩ, người tốt, người bình thường ắt hẳn sẽ phản ứng như thế khi họ được cho xem những bức ảnh tội ác gây phẫn nộ. Nói ra hiện tượng này không phải để cho rằng một người vô tội thì sẽ không phản ứng tương tự, chỉ là cô ấy không cảm thấy cần thiết phải làm thế.

ĐỊA VỊ VÀ QUYỀN LỰC TRONG MỐI QUAN HỆ

Có một quy tắc bất thành văn trong mọi văn hóa là người địa vị thấp hơn thì không ra lệnh cho người địa vị cao hơn; họ, do đó, phải nói lịch sự và nhẹ nhàng mỗi khi đưa ra yêu cầu. Ví dụ, một tiếp viên hàng không sẽ mời hành khách “ổn định chỗ ngồi” chứ không phải “ngồi xuống”. Lẽ thường và các nghiên cứu khoa học đã nhất trí về việc địa vị tỷ lệ thuận với mức độ lịch sự. Khi bạn nhờ ai đó, hoặc yêu cầu ai đó, bạn sẽ cân nhắc ngôn từ để nó phù hợp với trọng lượng của yêu cầu và khoảng cách quyền lực giữa hai người. Địa vị thấp (hoặc tâm trạng bất an nói chung) sẽ được bộc lộ thông qua việc người đó nghĩ mình cần phải cẩn trọng lựa lời như thế nào. Chúng ta lựa lời thông qua một trong những cách sau hoặc kết hợp các cách này lại với nhau:

Chỉ cần thêm làm ơn hoặc xin: “Đưa lọ muối cho tôi” thành “Làm ơn đưa lọ muối cho tôi”
Biến câu mệnh lệnh thành câu hỏi: “Đóng cửa lại” thành “Anh có thể đóng cửa lại không?”
Thêm đi vào cuối câu: “Đóng cửa lại” thành “Đóng cửa lại đi”
Tối thiểu hóa hoặc giảm mức độ yêu cầu: “Cô có thể ở lại muộn được không?” thành “Cô có thể ở lại muộn một chút được không?” hoặc “Có lẽ cô ở lâu thêm một chút nhỉ?”
Tỏ ý xin lỗi vì đã đưa ra yêu cầu: “Tôi cần anh đến sớm” trở thành “Xin lỗi phải nói với anh thế này nhưng…”
Yêu cầu gián tiếp: “Mấy giờ rồi ấy nhỉ?” trở thành “Anh có đồng hồ không?”
Diễn đạt một lời yêu cầu thành một quy tắc: “Không lặn dưới hồ.” trở thành “Nghiêm cấm lặn dưới hồ.”
Tuyên bố sự thật: “Đi đổ rác đi.” trở thành “Thùng rác đầy rồi.”
Diễn đạt yêu cầu dưới dạng thông báo khả năng: “Giờ thì hãy đút thẻ tín dụng của anh vào” trở thành “Giờ anh có thể đút thẻ vào được rồi đấy.”
Xin phép được yêu cầu: thay vì đưa ra yêu cầu thẳng thừng, người ta mào đầu bằng “Tôi có thể nhờ anh chuyện này được không...”

Xin phép được yêu cầu có thể loại bỏ hoàn toàn rủi ro và nó được minh họa trong câu chuyện sau đây. Tôi có một người bạn thân đứng đầu nhóm quyên góp tài trợ cho một tổ chức phi lợi nhuận rất lớn. Mỗi ngày anh đều kêu gọi được hàng trăm ngàn, đôi khi hàng triệu đô la. Thỉnh thoảng, anh sẽ quay trở lại một nhà tài trợ cũ vừa mới quyên tiền một tháng trước đó - và xin thêm tiền nữa. Trong khi một số người nghĩ rằng việc làm này là bất bình thường thì anh lúc nào cũng duy trì những mối quan hệ tốt đẹp với những nhà thiện nguyện này. Bí quyết gì khiến anh có thể tránh làm phiền họ? Rất đơn giản. Anh không xin thêm tiền. Thay vào đó anh hỏi liệu anh có thể nhờ cậy một việc này được không. Bạn thấy sự khác nhau ở đây chưa? Nếu anh xin tiền thẳng thừng thì anh đã đặt đối phương vào cái thế phòng thủ và có nguy cơ biến mình thành kẻ vô ơn, do đó tạo ra một thế tranh giành quyền lực. Nhưng khi anh hỏi liệu anh có thể nhờ cậy việc gì đó thì anh đặt người thiện nguyện kia vào thế nắm quyền kiểm soát, và như thế là loại bỏ ý thức dè chừng của họ. Tại sao? Vì người quyên tiền có thể nói không với câu hỏi ấy, mà không cần nói không với đòi hỏi xin tiền. 

Nếu việc vắng mặt ngôn từ lịch sự, nhẹ nhàng cho thấy địa vị cao hơn của người nói (là thực tế hoặc người ta tự cho mình thế), thì việc kết hợp từ hai yếu tố mềm hóa trở lên trong một yêu cầu thể hiện địa vị thấp hơn của anh ta, hoặc nếu không thì là một tính cách thụ động. Lấy ví dụ một yêu cầu được mềm hóa đến hai lần kiểu: “Tôi xin lỗi đã làm phiền anh nhưng liệu tôi có thể nhờ anh việc này…” Chắc chắn là người nói ở đây đang cố “lựa lời”. Sự cảm kích của người ta cũng có thể xuất hiện dưới nhiều dạng, từ lịch sự thái quá như “Cảm ơn anh rất nhiều” đến im lặng, đến vô ơn.

Khi thảo luận về địa vị và quyền lực của con người trong giao tiếp, người ta không thể nào bỏ qua hiện tượng sử dụng ngôn ngữ kiểu “chúng ta cùng hội cùng thuyền”. Khi cá nhân muốn tránh kiểu mối quan hệ ngầm ẩn “tôi và anh”, điều đó có thể nói lên địa vị cao của anh ta. Bà chủ nhà nói với người dọn dẹp: “Chúng ta cần chà sạch sàn nhà” nhưng bà ta chẳng hề có ý định quỳ mọp xuống sàn nhà với xô nước và chổi lau đâu. Tương tự, trung sĩ huấn luyện lính mới sẽ ra lệnh cho một người lính là “nằm xuống chống đẩy cho tôi 50 lần” chứ không nói “Chúng ta nằm xuống. Chúng ta cần làm vài cái chống đẩy ở đây.” Tuy nhiên, một người có địa vị thấp hơn có thể cũng sử dụng cách nói này để tránh đưa ra yêu cầu trực tiếp. Ví dụ, một cô thư ký có thể hỏi sếp rằng: “Chúng ta có thể kết thúc công việc trước 5 giờ được không?” thay vì “Tôi có thể về lúc 5 giờ được không?” hoặc “Sếp sẽ xong việc trước lúc 5 giờ để tôi có thể về nhà được không?”


Sách cùng tác giả David J. Lieberman

Publishers Weekly

Một cuốn sách sâu sắc!. . . nhưng người đọc cũng sẽ thấy những luận giải của [Lieberman] được trình bày rất đơn giản, rõ ràng, mạch lạc và hợp lý. Cuốn sách tâm lý này dành cho đại chúng, rất dễ tiếp cận, tạo một nền tảng vững chắc để đọc vị được tâm trí của người khác.

Michael Floyd, Cựu sĩ quan của CIA và NSA.

Việc sở hữu khối lượng kiến thức chuyên môn lớn trong một lĩnh vực phức tạp là một chuyện, nhưng việc có khả năng chia sẻ một cách dễ hiểu những kiến thức đó với nhiều đối tượng khác nhau lại là chuyện khác. Năng lực phi thường của David Lieberman hội tụ được cả hai điều đó, và đã được thể hiện mạch lạc cuốn hút trên từng trang của cuốn sách Đọc Vị Tâm Trí.

Nhận xét về cuốn sách

Susan Carnicero, Cựu chuyên viên an ninh của CIA

Khi tương tác giữa người với người trong một thế giới chia rẽ phân cực ngày càng trở nên phức tạp thì việc có được phương tiện để phá tan lớp sương mù ngăn cách lại ngày càng trở nên cấp thiết hơn. Ấn phẩm này chính là phương tiện tuyệt vời dành cho bạn.

Phil Houston, Cựu sĩ quan CIA và thành viên cấp cao của Hội đồng Bảo an.

Khả năng nắm bắt các sắc thái ngôn ngữ của David Lieberman giúp ông có cái nhìn sâu sắc xuyên thấu những gì đang thực sự diễn ra trong đầu những người mà ông giao tiếp hàng ngày. Trong cuốn sách này, ông đã kết hợp khoa học và nghệ thuật giao tiếp để tạo ra những công cụ mang lại cho bạn lợi thế vượt trội và có thể đọc vị được suy nghĩ của những người đang che giấu sự thật.

Kirkus Reviews

Cuốn sách đưa ra những manh mối hay ho và chính xác để phát hiện những lời nói dối cũng như cung cấp những hiểu biết sâu sắc hơn về bản chất con người.

Mitchell Silk, Cựu trợ lý bộ trưởng Bộ Tài chính Hoa Kỳ về Thị trường Quốc tế.

David Lieberman đưa ra cách tiếp cận mới lạ và thiết thực để giúp bạn phân biệt giữa kiến thực và thực tế trong bất kỳ tình huống nào, trong tất cả các tương tác với mọi người. Sách Đọc Vị Tâm Trí là chìa khóa giúp bạn trau dồi trí tuệ cảm xúc lành mạnh, có được các mối quan hệ có ý nghĩa, có thể ứng dụng thành công ở nhà cũng như tại nơi làm việc.

đặt mua những ẤN PHẨM khác của sách thiện tri thức

đặt mua những ẤN PHẨM khác của sách thiện tri thức

MUA NGAY

©2023 Bản quyền thuộc về Sách Thiện Tri Thức

CÔNG TY XUẤT BẢN SÁCH THIỆN TRI THỨC

Địa chỉ:  số 141, ngõ 325 Kim Ngưu, Hai Bà Trưng, Hà Nội

Hotline: + 84328 033 988

Email: contact@thientrithuc.com.vn

Website: http://thientrithuc.com.vn

HỆ THỐNG PHÁT HÀNH