ĐẶT MUA

ĐỌC THỬ

Ấn phẩm mừng sinh nhật Thiện Tri Thức 3 tuổi

Ấn phẩm mừng sinh nhật 

Thiện Tri Thức 3 tuổi

Dư Hạo, tự Nhậm Chi, vị bác sĩ Đông y sáng lập Nhậm Chi Đường, phát minh Âm dương cửu châm. Từ nhỏ, tác giả đã được ông cố truyền dạy y thuật: 3 tuổi bắt đầu có những câu hỏi về Đông y, 5 tuổi được học về các vị thuốc dân gian, 7 tuổi thành thạo bắt mạch, 11 tuổi song hành cùng ông cố đi khám bệnh, và 12 tuổi đã có thể tự chữa bệnh cứu người. Sau này, tác giả tốt nghiệp Học viện Y Dược học cổ truyền tỉnh Hồ Bắc. Qua nhiều năm trải nghiệm nhiều công việc trong ngành y dược, tác giả trở về quê và xây dựng phòng khám Đông y Nhậm Chi Đường, rồi tiếp đó là khu y dưỡng kết hợp là Dưỡng tâm sơn trang và Ẩn trúc trai, thành lập Cửu châm trang viên chuyên đào tạo và phổ cập Đông y, xây dựng thôn Đông y, v.v.. Ngoài Đông y chi lộ, tác giả còn có những tác phẩm nổi bật gây được tiếng vang trong giới Đông y như: Y gian đạo, Âm dương cửu châm, Nhậm Chi Đường y kinh tâm ngộ ký, Nhậm Chi Đường y lý ngộ chân ký, cùng nhiều tác phẩm khác.

GIỚI THIỆU TÁC GIẢ

Dư Hạo

Đông y chi lộ là cuốn sách tràn đầy cảm hứng, kể về quá trình trưởng thành của bác sĩ Đông y Dư Hạo. Bên cạnh đó, sách còn tập trung vào các kiến thức và tư duy độc đáo về Đông y của tác giả, đồng thời giải thích đầy đủ phương pháp sử dụng thuốc của cá nhân ông, hiện đang được áp dụng tại Nhậm Chi Đường – phòng khám Đông y do chính bác sĩ Dư Hạo thành lập.

LỜI MỜI ĐỌC

Bản chất của Đông y được mô tả bằng những từ ngữ gần gũi, dễ hiểu, thể hiện hiểu biết sâu sắc và những quan điểm độc đáo, mới lạ của bác sĩ Dư Hạo về các hiện tượng y học, bệnh tật và hiện tượng tự nhiên. Những gì bác sĩ Dư Hạo chia sẻ giúp mở ra cánh cửa của Đông y – một lĩnh vực thường xuyên sử dụng phép loại suy và ẩn dụ để diễn giải kiến ​​thức y học sâu sắc một cách thú vị. Đông y chi lộ cũng không bị ràng buộc bởi các quy tắc cũng như những lời dạy lý thuyết sáo rỗng. Sách kể về rất nhiều trường hợp lâm sàng, các câu chuyện hành nghề y và các bài thuốc dân gian. Nội dung sách là những lời kể chuyện giản dị, mộc mạc; là những lời chỉ dạy từ ông cố của bác sĩ Dư Hạo – cũng là một thầy thuốc Đông y và là người thầy đầu tiên của tác giả – đến những chia sẻ và kinh nghiệm của những người bạn đồng hành với ông trên con đường trưởng thành trong sự nghiệp y học cổ truyền.

CUỐN SÁCH NÀY DÀNH CHO

Đông y chi lộ có bố cục mạch lạc, rõ ràng, nên ai ai cũng có thể thưởng thức. Đông y chi lộ là cuốn sách:

  • Dẫn nhập cho những người yêu thích và quan tâm tới Đông y.
  • Định hướng nghề nghiệp cho những người đã có kiến thức về Đông y và muốn đi theo con đường này.
  • Truyền cảm hứng cho các bác sĩ và sinh viên đang theo học chuyên ngành y học cổ truyền.
  • Hỗ trợ những người đang tìm hiểu về quá trình trưởng thành của một bác sĩ Đông y truyền thống.

NHÂN HÒA Y ĐẠO - Biên dịch

Nhân Hòa Y Đạo là tổ chức của đội ngũ các bác sĩ Đông y trẻ trong và ngoài nước, được thành lập với mục tiêu nghiên cứu, phát triển và phổ cập y học cổ truyền tại Việt Nam. Với sứ mệnh: Giảm nỗi đau bệnh tật cho bệnh nhân và mang lại hạnh phúc cho bác sĩ, trong những năm qua Nhân Hòa Y Đạo liên tục tổ chức biên soạn sách, tài liệu nghiên cứu, đào tạo nâng cao năng lực đội ngũ bác sĩ trẻ, đồng thời thường xuyên tổ chức các chương trình khám chữa bệnh khắp mọi miền Tổ quốc. Với tinh thần “tân hỏa tương truyền”, Nhân Hoà Y Đạo rất chào đón sự tham gia và đồng hành của tất cả các bạn!

THÔNG TIN SÁCH

  • Tên sách: Đông y chi lộ - Quá trình trưởng thành của một bác sĩ Đông y truyền thống
  • Khổ sách: 15,5 x 24 cm
  • Số trang: 360 trang
  • Nhà xuất bản: Dân Trí
  • Giá bìa: 188.000 vnđ
  • Giá ưu đãi: 160.000 vnđ (-15%)

Miễn phí vận chuyển toàn quốc

Đông y chi lộ là cuốn sách tràn đầy cảm hứng, kể về quá trình trưởng thành của bác sĩ Đông y Dư Hạo. Bên cạnh đó, sách còn tập trung vào các kiến thức và tư duy độc đáo về Đông y của tác giả, đồng thời giải thích đầy đủ phương pháp sử dụng thuốc của cá nhân ông, hiện đang được áp dụng tại Nhậm Chi Đường – phòng khám Đông y do chính bác sĩ Dư Hạo thành lập.

LỜI MỜI ĐỌC

Bản chất của Đông y được mô tả bằng những từ ngữ gần gũi, dễ hiểu, thể hiện hiểu biết sâu sắc và những quan điểm độc đáo, mới lạ của bác sĩ Dư Hạo về các hiện tượng y học, bệnh tật và hiện tượng tự nhiên. Những gì bác sĩ Dư Hạo chia sẻ giúp mở ra cánh cửa của Đông y – một lĩnh vực thường xuyên sử dụng phép loại suy và ẩn dụ để diễn giải kiến ​​thức y học sâu sắc một cách thú vị. Đông y chi lộ cũng không bị ràng buộc bởi các quy tắc cũng như những lời dạy lý thuyết sáo rỗng. Sách kể về rất nhiều trường hợp lâm sàng, các câu chuyện hành nghề y và các bài thuốc dân gian. Nội dung sách là những lời kể chuyện giản dị, mộc mạc; là những lời chỉ dạy từ ông cố của bác sĩ Dư Hạo – cũng là một thầy thuốc Đông y và là người thầy đầu tiên của tác giả – đến những chia sẻ và kinh nghiệm của những người bạn đồng hành với ông trên con đường trưởng thành trong sự nghiệp y học cổ truyền.

ĐẶT MUA SÁCH

Cảm ơn bạn đã ủng hộ Sách Thiện Tri Thức!

ĐẶT MUA SÁCH TẠI ĐÂY

Trích đoạn sách hay

MỤC LỤC
Lời dịch giả
Cảm nhận của các thành viên nhóm dịch thuật Nhân Hòa Y Đạo
Lời nói đầu

1. Ký ức thời thơ ấu (Phần 1)
2. Ký ức thời thơ ấu (Phần 2)
3. Ký ức thời thơ ấu (Phần 3)
4. Ông cố dạy tôi về âm dương
5. Ông cố dạy tôi bắt mạch (Phần 1)
6. Ông cố dạy tôi bắt mạch (Phần 2)
7. Ông cố dạy tôi bắt mạch (Phần 3)
8. Ông cố dạy tôi học vọng chẩn
9. Ông cố dạy tôi về ngũ hành
10. Ông cố dạy tôi về lâm sàng (Phần 1)
11. Ông cố dạy tôi về lâm sàng (Phần 2)
12. Ông cố dạy tôi về lâm sàng (Phần 3)
13. Ông cố qua đời
14. Cảm ngộ Đông y thời niên thiếu
15. Đông y chi lộ: Khám phá
16. Đông y chi lộ: Khảo sát xã hội
17. Đông y chi lộ: Tĩnh ngộ
18. Đông y chi lộ: Kiến tập
19. Đông y chi lộ: Đông dược
20. Đông y chi lộ: Thực tập (Phần 1)
21. Đông y chi lộ: Thực tập (Phần 2)
22. Đông y chi lộ: Mất phương hướng
23. Đông y chi lộ: Du hành
24. Đông y chi lộ: Xuống Thượng Hải
25. Đông y chi lộ: Khởi nghiệp
26. Đông y chi lộ: Trưởng thành
27. Đông y chi lộ: Đau thương
28. Đông y chi lộ: Nâng cao
29. Đông y chi lộ: Thái cực (Phần 1)
30. Đông y chi lộ: Thái cực (Phần 2)
31. Đông y chi lộ: Cảm ngộ
32. Đông y chi lộ: Thách thức
33. Đông y chi lộ: Lượng kiếm (Phần 1)
34. Đông y chi lộ: Lượng kiếm (Phần 2)
Bài giảng thứ nhất: Tâm chủ huyết mạch, kỳ hóa tại mặt
Bệnh án: Thiểu năng tuần hoàn não
Bệnh án: Nám mặt
Bài giảng thứ 2: Can chủ sơ tiết
Bệnh án: Căng tức bụng
Bệnh án: Cân thất dưỡng 
Bài giảng thứ 3: Tỳ chủ vận hóa
Bệnh án: Hội chứng sau tai biến
Bài giảng thứ 4: Phế chủ khí, chủ tuyên phát túc giáng
Bệnh án: Thể hư cảm mạo
Bài giảng thứ 5: Thận chủ thủy, thận chủ cốt
Bệnh án: Dương hư thủy phiếm
Bệnh án: Bại não
35. Đông y chi lộ: Tìm tòi và khám phá
36. Đông y chi lộ: Kêu gọi
37. Đông y chi lộ: Chia sẻ

Tín 
Cầu
Nghi
Ngộ
Hành
38. Đông y chi lộ: Giao lưu
Mụn trứng cá
Liệt mặt
Ù tai
Thiểu năng tuần hoàn não
Bế kinh
U nang buồng trứng
Viêm tuyến tiền liệt mạn tính
Polyp túi mật
Bệnh trĩ
Phụ lục
Là một bác sĩ Đông y, tôi có thể làm gì cho người bệnh?
Tại sao nói bác sĩ Đông y chân chính là bác sĩ hạnh phúc?


Ông cố dạy tôi về lâm sàng
Ông cố vốn định để tôi học xong Đông dược, tứ chẩn, âm dương, ngũ hành, sau khi đã đọc một số sách về lý luận rồi mới đưa tôi đi thực hành lâm sàng. Nhưng ông cố đã ngoài 90 tuổi, sức khỏe ngày càng yếu, ông luôn lo lắng sẽ không có cơ hội đưa tôi đi học kiến thức lâm sàng. Cho nên vào mùa hè năm tôi kết thúc tiểu học và vào học kỳ một năm đầu trung học cơ sở, chỉ cần tôi không phải đi học, ông cố sẽ không cho tôi đi chơi mà bắt tôi cùng ông khám bệnh tại nhà. Hễ có bệnh nhân đến khám bệnh, ông luôn bảo tôi xem trước, tận dụng từng bệnh nhân để giảng giải cho tôi cách điều trị các bệnh thông thường.
“Trong lý, pháp, phương, dược thì lý là quan trọng nhất, khi gặp phải một bệnh chứng, điều đầu tiên nghĩ đến không phải là thuốc, là phương, mà phải là lý. Lý ở đây chính là cơ chế phát sinh bệnh tật. Bệnh hình thành như thế nào, nhất định phải suy nghĩ một cách thấu đáo, không được thử một chút rồi bỏ cuộc giữa chừng, phải dựa vào căn nguyên để tìm ra nguồn gốc bệnh! Điều này nói thì dễ, bắt tay làm lại rất khó. Bắt đầu từ bây giờ con phải xây dựng thói quen. Mỗi lần gặp một người bệnh, nếu không hình dung được nguyên nhân gây bệnh, quá trình phát triển, tình trạng hiện tại, xu hướng phát triển của bệnh thì con phải liên tục suy nghĩ về căn bệnh này...”
Đây là lời ông cố nói trước khi chính thức đưa tôi đến phòng khám.

Những năm qua, để thực hiện lời hứa năm đó với ông cố, tôi vẫn luôn luôn cố gắng suy nghĩ và tìm hiểu về bản chất của bệnh. Ông cố nói rất đúng, chỉ có hiểu rõ sự phát sinh, quá trình phát triển của bệnh, mới có thể biết rõ tình trạng bệnh hiện tại như nào, cần phải chọn dùng phương pháp nào, phải điều trị phương thuốc như thế nào. Chỉ có như vậy điều trị mới có thể đạt hiệu quả nhanh chóng.
Sau khi tốt nghiệp tiểu học, nghỉ hè có hai tháng, ông cố đưa tôi đi xem không ít bệnh nhân. Có một cậu bạn mới 11 tuổi mà tóc đã hoa râm, phụ huynh rất lo lắng tìm tới ông cố.
Ông bảo tôi bắt mạch cho cậu ấy, tôi bắt xong mạch phát hiện lục mạch bình thường, chỉ là hai mạch xích có chút tế nhược. Ông hỏi tôi bắt đầu từ đâu, tôi nói: “Hai mạch xích tế nhược, có lẽ là thận tinh bất túc, thông qua bổ dưỡng thận để điều trị.”
Ông tiếp tục hỏi: “Tại sao thận tinh bất túc, thì tóc lại bạc trắng?” Trong chốc lát tôi không thể trả lời.
Ông nhìn thấy sự lúng túng của tôi, nói: “Thận tàng tinh, kỳ hóa tại tóc, trong Vọng chẩn kỹ xảo không phải viết rất rõ ràng sao?”
“Ồ, câu nói này con còn nhớ, nhưng con không có lý giải được!” Tôi có phần xấu hổ, “Con còn tưởng tóc mọc phải dựa vào thận, không ngờ tóc bạc là do thận tinh không đủ mà ra sao ạ?”
“Kỳ hóa tại tóc, hóa ở đây mang ý nghĩa là phát ra hào quang. Mái tóc chính là biểu hiện hào quang của thận, tóc chuyển bạc, không còn bóng mượt nữa, điều đó phản ánh thận tinh không đủ.”
Rồi ông cố kê cho bệnh nhân một cân thủ ô chế, dặn bệnh nhân dùng cối xay đá nghiền thành bột mịn, mỗi ngày ăn một vài thìa trong vài tháng. Khi gặp lại cậu bạn này, tóc cậu ấy đã trở nên đen bóng.

Sau khi khám xong cho bệnh nhân này, chưa được vài ngày tôi lại gặp một cô, khoảng hơn 30 tuổi tóc cũng bị bạc trắng, sắc mặt hơi vàng, thân hình gầy, tóc khô xơ, bạc và thưa.
Ông bảo tôi bắt mạch, phân tích bệnh tình. Sau khi tôi bắt mạch phát hiện sáu mạch tế nhược, theo Chẩn mạch tâm pháp phân tích, có lẽ là khí huyết khuy hư, nhưng khí huyết khuy hư và tóc bạc có mối quan hệ như thế nào? Tôi có chút không hiểu, nhớ lại bệnh nhân đã xem vài ngày trước, tôi liền nói bệnh nhân này khí huyết khuy hư, thận tinh bất túc.
Ông cố hỏi: “Tại sao tóc bạc lại do khí huyết khuy hư?”
“Tóc bạc là do thận tinh không đủ gây ra, chứ không liên quan đến khí huyết khuy hư ạ.” Tôi dửng dưng đáp.
“Nhảm nhí, ‘Tóc là phần dư của huyết’, con lại quên câu nói này rồi hả?” Ông cố trách mắng.
Lời trách mắng của ông khiến cho tôi nhớ lại trong Vọng chẩn kỹ xảo quả thực có câu “Tóc là phần dư của huyết”, lúc đó tôi không hiểu, cũng không để tâm.
“Khí huyết là nguồn nuôi dưỡng của tóc, khí huyết không đủ, tóc cũng sẽ không được nuôi dưỡng, giống như bị đói bụng hằng ngày, tóc có thể không bạc được ư?”
“Đọc sách phải đọc một cách linh hoạt, chứ không thể rập khuôn được. Những kiến thức trong sách chỉ khi nào biết dung hợp lại mới có thể vận dụng một cách linh hoạt. Chỉ học thuộc lòng, không biết cách dùng, có nhớ cũng vô ích...”

Ông vừa nói vừa ho, sau đó ho ra từng miếng đờm đặc. Ông kê Bát trân thang gia giảm cho bệnh nhân.
Đợi sau khi bệnh nhân rời đi, ông nhận ra giọng nói của mình có chút nặng nề, đi ra sân đập lúa và nói một cách nghiêm nghị mà tha thiết: “Đông Oa tử! Ông cố già rồi! Không biết chừng ngày nào đó phải rời đi, con phải cố gắng thêm chút nữa, ông lo lắng lắm! Con phải vừa khám bệnh nhân vừa ngẫm lại những gì được nói trong sách, không hiểu chỗ nào thì hỏi ông, nhất định phải đem nội dung trong cuốn sách học thật linh hoạt đấy!”
Ông chỉ vào gốc cây ngô đồng cao lớn ở cạnh sân phơi lúa và nói với tôi: “Học Đông y cũng giống như quan sát cái cây này vậy, đứng gần cũng chỉ nhìn được một phần của cây, có khi phải lùi lại mấy bước nhìn tổng thể từ ngọn cây đến gốc cây, trong đầu con mới có được hình dáng của cái cây này. Học Đông y không thể chỉ nghĩ đến âm dương, tứ chẩn. Muốn lên đơn thuốc thì phải tổng hợp những gì đã học để có được một hệ thống chỉnh thể, như vậy mới có thể càng học càng đơn giản, hiệu quả khám bệnh ngày càng tốt...” Ông lại ho một trận nữa.

Ông nói một hồi đã an ủi cũng như khích lệ được tôi, đồng thời cũng dạy tôi làm thế nào để trở thành một vị bác sĩ Đông y thực thụ. Thật tiếc vì lúc đó tôi còn nhỏ, chưa thể lý giải được trọn vẹn ý nghĩa sâu xa của những câu nói ấy, nhưng những lời ấy đã khắc sâu vào trong tâm trí tôi. Giờ đây, sau vài chục năm, khi ai đó hỏi tôi học Đông y như thế nào, tôi cũng sẽ nói với họ rằng học Đông y phải có hệ thống, giống như nhìn một cái cây vậy, có rễ, có thân, có cành, có lá...


Đông Y Chi Lộ: Thách thức
Từ ngày Lý đạo trưởng giảng cho tôi về thái cực, giảng về y đạo, tôi đã học được cảm ngộ cuộc sống, cảm ngộ y đạo, nhận thức về bệnh tật cũng được nâng lên một bậc mới, hiệu quả chữa bệnh cũng lý tưởng hơn. Sâu thẳm trong lòng, tôi tin tưởng Đông y khoa học nhất, nhưng cũng sâu xa nhất. Học Đông y quan trọng ở chữ ngộ, nói trắng ra là phải nghĩ thông, đạo lý nghĩ thông rồi, thì không còn bệnh nan y nữa, đều có thể giải quyết như các bệnh thường gặp. Tôi thường tự nhủ với bản thân, cần phải tự tin vào Đông y, cần phải giữ gìn điều này mãi mãi, cần phải tĩnh tâm tham ngộ, y đạo đích thực rất sâu, nhưng ngộ thấu rồi, thì sẽ rất đơn giản, rõ ràng...

Ngày 12 tháng 6 năm 2008, một ngày bình thường.
Bệnh nhân cũ đến tìm tôi, thấy bệnh nhân đông quá nên ngồi ở khu chờ, đợi đến khi tất cả bệnh nhân khác xử lý xong mới sang.
“Cha tôi bị ung thư ống mật, đã di căn sang cửa gan, kiểm tra phẫu thuật ở bệnh viện xong, cho rằng không còn cơ hội phẫu thuật nữa, không thể dùng trị liệu ngoại khoa, muốn mời anh dùng thuốc Đông y thử xem!” Bệnh nhân thẳng thắn nói với tôi.
Trong lòng tôi bỗng trầm xuống. Sau khi trải qua nỗi đau về bệnh máu trắng, tôi vẫn luôn nghiên cứu về ung thư, nhưng vẫn không có đột phá lớn nào. Nếu như chỉ là bệnh phổ thông, tôi tin tưởng là thật sự có thể chữa lành cho họ, trả lại cho họ sự khỏe mạnh, nhưng đối diện với ung thư ác tính, tôi lại thấy hổ thẹn. Một năm nay, tôi khám cho rất nhiều bệnh nhân ung thư giai đoạn cuối, đều là người nhà mời đến bệnh viện khám, mà những gì tôi làm được chỉ là kê đơn thuốc để họ tạm thời thuyên giảm sự đau đớn, chỉ có thế. Bây giờ nếu như đưa một sinh mệnh tuy yếu ớt nhưng đang có khát vọng sống mãnh liệt giao đến tay tôi, mong tôi cứu giúp, tôi thật sự có phần do dự, nếu như khỏi bệnh, ai cũng vui mừng, nhưng nếu...
Nhìn thấy tôi do dự, ông nói: “Bệnh viện cơ bản đã bỏ cuộc rồi, không sao cả, đều là bạn cũ của nhau, tôi tin tưởng ông, nếu như chẳng may đi đến đường cùng, cũng không liên quan đến ông, ông cũng có thể học được gì đó!” Lời nói của bệnh nhân tràn đầy sự khích lệ, đồng thời cho tôi niềm hy vọng. “Tây y đã bỏ cuộc rồi, Đông y không thể bỏ cuộc! Chỉ cần cho bệnh nhân hy vọng, thì bệnh nhân mới có cơ hội.” Nghĩ đến cảm ngộ về khí huyết của một năm vừa rồi, nghĩ đến cách diễn đạt của Lý đạo trưởng về ung thư, tôi gật đầu.

Ngày thứ hai người nhà bệnh nhân dẫn tôi đi khám bệnh.
Nam, 65 tuổi, ung thư dạ dày, phẫu thuật ba năm, phát hiện có u bướu trong ống mật một tháng. Năm 2005, bệnh nhân phẫu thuật ung thư dạ dày, cắt 2/3 dạ dày, sau phẫu thuật hồi phục khá tốt, cân nặng hồi phục về trạng thái trước phẫu thuật. Ba tháng trước, bệnh nhân bắt đầu xuất hiện vàng mặt, nhưng không hề để ý, một tháng sau màu vàng càng đậm hơn, lúc đi mua rau gặp một bác sĩ đề nghị ông đến viện kiểm tra. Siêu âm phát hiện ống mật ngoài gan có u 2,6 cm × 1,1 cm, kết luận vàng da do tắc nghẽn ngoài gan, đầu trên ống mật ngoài gan có bệnh biến chiếm vị cấp tính. Chụp tạo ảnh cộng hưởng từ thấy ống tụy mật hiển thị phần giữa lên trên của ống mật ngoài gan bị tắc nghẽn, bệnh biến cấp tính, ảnh hưởng đến ống mật lớn. Sau khi nhập viện làm kiểm tra phẫu thuật, phát hiện u bướu nằm ở ống gan lớn, bao quanh dây chằng gan với tá tràng, xâm phạm kết cấu cửa gan, đồng thời kéo dài vào trong gan, túi mật bị teo rõ rệt. Suy tính đến tuổi tác của bệnh nhân, u đã mọc vào bên trong gan, bệnh viện không tiến hành phẫu thuật nữa.
Lúc khám bệnh, mặt bệnh nhân vàng vọt, nói chuyện có lực, ăn uống bình thường, cân nặng 64 kg, chất lưỡi xanh tím, hai bên có hằn vết răng, giữa lưỡi, gốc lưỡi đều trắng nhớt dày. Bắt mạch: Bộ thốn tả hữu đều rất yếu, bộ quan tả hữu đều phù uất, bộ quan bên trái như hạt đậu, bộ xích tả hữu trầm, thực, có lực. Từ cách nói chuyện, tình hình ăn uống và mạch tượng của bệnh nhân, có thể thấy chính khí vẫn đang còn, có thể cược một lần, vì vậy tôi đưa ra kế hoạch trị liệu.
Kế hoạch trường kỳ: Yêu cầu bệnh nhân mua gân bò, cho thêm nước đun 9–12 tiếng, đun thành canh đặc, nửa cân dùng trong năm ngày, mỗi ngày uống hai lần (thực tế chứng minh cách làm này rất đúng, sau một năm, nồng độ albumin của bệnh nhân nằm trong phạm vi bình thường); Không ăn các thức ăn có mỡ động vật; Vận động vừa phải, thả lỏng tinh thần, tích cực ứng phó và lạc quan sống mỗi ngày; Cứ 15 ngày làm một lần siêu âm, theo dõi kích thước của u bướu.
Mạch bệnh nhân hai bên bộ thốn đều hư nhược, bộ quan uất tắc, giống như lời của Trương đạo trưởng ví von cái nồi hấp cơm vậy: “Trung tiêu không thông, phía bên không chín, thượng tiêu không có sương, hạ tiêu sẽ trở nên cháy khét!”
Theo lý luận tuần hoàn âm dương khí huyết mà đạo trưởng nói, trước mắt trung tiêu của bệnh nhân đang tắc nghẽn, sơ thông trung tiêu sẽ hồi phục chức năng của tỳ và can, đồng thời còn phải nhằm vào u bướu để tiến hành trị liệu, vì thế kê đơn như sau: sài hồ 10 g, nhân trần 20 g, xuyên luyện tử 15 g, ô dược 10 g, uất kim 30 g, chỉ xác 20 g, đẳng sâm 20 g, huyền sâm 20 g, sinh mẫu lệ 20 g, toàn trùng 10 g, ngô công 2 con, giáp châu phấn 10 g (hòa uống), cương tằm 10 g, tam lăng 20 g, nga truật 20 g. Tổng năm thang, sắc uống ngày một thang.

Sau năm ngày tái khám, bệnh nhân không thấy khó chịu, tăng bài khí ra ngoài, cảm giác thèm ăn tăng, rêu lưỡi trắng nhớt, uất sáp ở quan bộ đã có phần thông hơn; điều chỉnh một chút đơn trước, tiếp tục uống năm thang. Mười ngày sau tái khám, không thấy khó chịu, ăn uống bình thường, rêu lưỡi vẫn trắng nhớt, mạch vẫn như cũ, tiếp tục dùng năm thang. Mười lăm ngày sau tiến hành siêu âm kiểm tra, kết quả hiển thị u không lớn thêm, nhưng cũng không nhỏ lại, độ dày của tỳ tạng giảm.
Ở tiền đề không dùng bất cứ thuốc chống ung thư nào của Tây y, chỉ đơn thuần dùng thuốc Đông y thêm thực liệu, sau 15 ngày trị liệu, u không lớn thêm, xem ra thuốc Đông y đã có tác dụng khống chế tế bào ung thư! Xem xong kết quả kiểm tra, bệnh nhân càng thêm kiên định và tin tưởng vào Đông y nhiều hơn!

Lần thứ hai bắt mạch: Tả quan uất sáp, hữu xích trầm tế mà nhược, gốc lưỡi trắng nhớt. Bệnh cơ can đởm uất trệ không thông, tỳ vị dương hư dần dần lộ ra ngoài. Dựa theo lý luận khí huyết của Trương đạo trưởng, cần phải ôn bổ thận dương, thăng tỳ giáng vị, đồng thời sơ can lợi đởm, vì vậy kê đơn sau:
Phụ tử 50 g (sắc trước), can khương 20 g, nhục quế 15 g, đẳng sâm 40 g, hoàng kỳ 40 g, phục linh 40 g, bạch truật 30 g, mộc hương 40 g, chích mã tiền tử 6 g, huyền sâm 20 g, sinh mẫu lệ 20 g, xuyên luyện tử 15 g, ô dược 15 g, tam lăng 30 g, nga truật 30 g, uất kim 30 g, thục địa 40 g, chế thủ ô 40 g, đại ngô công 4 con, toàn trùng 10 g, bạch anh 20 g. Năm thang, ngày một thang, đun hai lần, đổ lẫn vào nhau đun còn 750 ml, phân thành ba lần uống.
Sau khi uống, thể lực bệnh nhân phục hồi, có thể tự đi từ nhà đến phòng khám (khoảng 4 km). Nhưng có lúc buồn nôn, vì thế phương trên thêm trúc nhự 25 g, sinh kê nội kim 30 g, sinh khương 20 g, tiếp tục năm thang.

Liệu trình thứ hai kết thúc, tái kiểm tra thấy chức năng gan chuyển biến tốt, kết quả siêu âm hiển thị u bướu không thay đổi, thể lực bệnh nhân hồi phục, niềm tin tăng lên, cho rằng con đường sử dụng thuốc Đông y hoàn toàn chính xác, ít nhất một tháng nay, bệnh không chuyển biến theo hướng mà Tây y dự đoán.

Nghĩ tới những lời năm đó Lý đạo trưởng chỉ cây tùng nói với tôi, nhìn thấy kết quả sau một tháng trị liệu của bây giờ, niềm tin của tôi cũng tăng lên không ít! Đúng rồi! Không thể để bệnh nhân thất vọng, cũng không thể để Lý đạo trưởng thất vọng!
Tôi vừa trị liệu, vừa tổng kết quá trình trị liệu trước đây, phát hiện Nhân trần hao thang trị liệu vàng da tắc mật khá tốt; ôn thận kiện tỳ rất tốt cho việc hồi phục thể chất; chích mã tiền tử, huyền sâm, sinh mẫu lệ, tam lăng, nga truật, ngô công, toàn trùng, bạch anh, bán chi liên, bán biên liên có tác dụng ức chế u bướu.

Sau bốn tháng tiếp đó, tôi cơ bản dùng phương pháp trên, điều tiết tuần hoàn nhị khí âm dương trong cơ thể, nỗ lực sơ thông các khí đạo bị tắc nghẽn, tình hình bệnh nhân vẫn rất ổn định. Năm tháng sinh tồn đã vượt qua được dự đoán của Tây y. Tôi có lý do để tin tưởng, đó là niềm tin kiên định của bệnh nhân, cộng thêm dẫn dắt của Lý đạo trưởng về lý luận tuần hoàn khí huyết để biện chứng dùng thuốc. Cứ như vậy, bệnh nhân nhất định sẽ có cơ hội mới!
“Bệnh nhân lúc còn trẻ trong người hàn tà rất nặng, hàn tính thu dẫn, gây tắc nghẽn kinh lạc, kinh lạc không thông, hình thành cục u. Cục u do hàn khí mà nên, ứ trệ lâu ngày, uất tích hóa hỏa do hình thành từ hàn, sau lại hóa nhiệt, trong nhiệt có hàn; thanh nhiệt giải độc có thể tán hàn khí trong kinh lạc, nhưng sẽ tăng tốc độ sinh trưởng của u bướu, quan trọng nhất là cần nắm bắt làm thế nào để giữ cân bằng.”
Nhớ lại lúc nhỏ chẻ củi nhìn thấy cục u trên cây tùng, chẻ ra thấy bên trong là từng tầng thịt gỗ và dầu tùng. U bướu trên cơ thể người trong quá trình hình thành, phát triển, cơ thể chẳng phải cũng đã muốn bọc nó bằng nhiều tầng để hạn chế nó phát triển sao? Nếu như thuốc có thể tăng cường năng lực bao bọc đó thì sao? Ngăn chặn sự phát tán, đồng thời sơ thông các kinh lạc không thông khác, thay thế những kinh lạc bị u bướu làm tắc nghẽn, như vậy con người sẽ chẳng khác gì cây tùng nọ, mang theo u bướu để sinh tồn, hưởng thụ những năm tháng cuối đời. Dần dần, nhận thức và tư duy trị liệu ung thư của tôi ngày càng rõ rệt hơn.

Khát vọng được sống của bệnh nhân rất mạnh mẽ, bất luận thuốc mỗi lần có đắng đến mấy vẫn có thể uống, giống như ở trên chiến trường, bất luận bạn ra bất cứ mệnh lệnh gì, binh sĩ của bạn vẫn nghiêm túc chấp hành. Một bác sĩ như tôi giống như một vị quan chỉ huy trên chiến trường, nhưng để nói làm thế nào giành được thắng lợi, trong lòng tôi không nắm chắc được mười phần. Nhìn thấy binh sĩ chảy máu trên chiến trường, tôi không khỏi đau lòng.
Tháng 11 năm 2008, tổng hợp kinh nghiệm gần nửa năm, tôi kê đơn thuốc sau: sài hồ 200 g, uất kim 400 g, chỉ thực 300 g, sinh đại hoàng 100 g, long đởm thảo 200 g, hổ trượng 400 g, hồng sâm 200 g, phục linh 300 g, bạch truật 300 g, mộc hương 600 g, tam lăng 600 g, nga truật 600 g, huyền sâm 600 g, sinh mẫu lệ 600 g, ngô công 100 con, tam thất 150 g, miết giáp 150 g, can thiềm 150 g, bán chi liên 300 g, bán biên liên 300 g, sinh xuyên ô 150 g, sinh thảo ô 150 g, đương quy 150 g, đậu đen 800 g, cam thảo 300 g, sơn giáp châu 100 g, phụ tử 300 g, nhục quế 100 g, can khương 150 g, hoàng kỳ 500 g, chế thủ ô 500 g, linh chi 500 g, hồng cảnh thiên 500 g, tử kim ngưu 200 g. Đem tất cả chế thành hoàn đặc, mỗi lần 10 g, mỗi ngày ba lần.
...

Ngày hôm nay của một năm sau, u bướu trong người bệnh nhân vẫn còn, nhưng bệnh nhân vẫn sống khỏe mạnh, tôi thật sự cảm thấy được an ủi!
Đúng như Lý đạo trưởng từng nói: “Nước chảy thì không thối, cửa xoay thì không mọt, khí huyết lưu thông, các loại u bướu khó mà hình thành!” Đông y trị liệu ung thư có điểm độc đáo riêng, ưu thế rõ rệt, chỉ cần trước khi u bướu hình thành, điều tiết tuần hoàn khí huyết cơ thể, thì người bệnh sẽ không bị dẫn đến mức độ hình thành bệnh, ngũ tạng suy kiệt. Tôi cũng muốn cảnh báo đến những người bình thường không chú ý dưỡng sinh: “Lúc khát mới đào giếng, lúc đấu mới rèn chùy, đều đã muộn!”
Tuy trước mắt vẫn còn nhiều khó khăn và nhiều điểm khó giải quyết, nhưng mỗi khi nghĩ đến lời dạy bảo của Lý đạo trưởng và quyết tâm trị liệu ung thư của bệnh nhân, tôi tràn đầy hy vọng và tự tin. Lão Tử từng nói: “Nan dị tương thành.” Thế gian có rất nhiều vấn đề phức tạp được giải quyết bằng những phương pháp vô cùng đơn giản, muốn tìm được những phương pháp giải quyết này, quan trọng là tham ngộ được đạo ở bên trong. Ung thư, AIDS, viêm gan B, v.v. những bệnh nan y này, nhất định sẽ có phương pháp giải quyết đơn giản nào đó. Những người làm nghề y như chúng ta cần không ngừng tham ngộ y học, nâng cao ngộ tính của bản thân, bồi dưỡng tư duy nghiên cứu khoa học, tư duy sáng tạo, nâng cao cảnh giới nhìn nhận vấn đề, các bệnh nan y sẽ trở thành những bệnh đơn giản mà thôi!

Thách thức ung thư là việc làm bắt buộc của Đông y!

❀ ❀ ❀ ❀ ❀ ❀ ❀ ❀ ❀ ❀ ❀
❀ ❀ ❀ ❀ ❀ ❀ ❀ ❀ ❀ ❀ ❀

LỜI KHEN TẶNG CUỐN SÁCH

QUÀ TẶNG DÀNH TẶNG BẠN ĐỌC

Bạn quét QR code dưới đây để nhận Sổ tay Dưỡng sinh theo tiết khí.

Sổ tay Dưỡng sinh theo tiết khí

đặt mua những ẤN PHẨM khác của sách thiện tri thức

đặt mua những ẤN PHẨM khác của sách thiện tri thức

MUA NGAY

©2023 Bản quyền thuộc về Sách Thiện Tri Thức

CÔNG TY XUẤT BẢN SÁCH THIỆN TRI THỨC

Địa chỉ: 141, ngõ 325 Kim Ngưu, Hai Bà Trưng, Hà Nội

Hotline: + 84328 033 988

Email: contact@thientrithuc.com.vn

Website: http://thientrithuc.com.vn

HỆ THỐNG PHÁT HÀNH