ĐẶT MUA

ĐỌC THỬ

Lời mời đọc

Viết tiểu sử về một vĩ nhân chưa bao giờ là việc đơn giản, nhưng kể về cuộc đời của một vị Bồ tát như Garchen Rinpoche còn khó hơn nhiều. Lòng bi của ngài bao la như biển cả, hướng tới mọi chúng sinh. Tâm giác ngộ của ngài không còn dấu vết chấp ngã. Mỗi hành động, dù chỉ là cử động của bàn tay, hay lời nói của ngài đều vì lợi lạc của chúng sinh. Không một ai ở gần ngài lại không cảm thấy bình an, hạnh phúc và hỉ lạc một cách tự nhiên. Thông qua năng lực gia trì không gián đoạn, những giáo huấn của ngài chứa đựng chỉ dạy đặc thù cho mỗi người, tùy theo căn cơ khác nhau của họ. Nhiều đệ tử của Garcchen Rinpoche đã kinh nghiệm giáo lý Ngài ban như được dành riêng cho họ, đúng cái họ cần và trả lời chính xác những khúc mắc của họ, bất kể giáo lý đó được ban cho đại chúng hàng ngàn người hay chỉ là bài giảng online trong đại dịch Covid 19. Tâm đại bi của Bồ tát thì vượt ngoài giới hạn của ngôn từ, vì thế để kể về cuộc đời của ngài thì liệt kê các sự kiện là không đủ, tác giả Sue-Sue đã trải qua nhiều năm để sự trưởng thành tâm linh giúp bà hiểu hơn những phẩm tính siêu việt của Garchen Rinpoche và chuyển thành những áng văn đầy cảm xúc.
“Nếu con thực sự là học trò của thầy, thì con sẽ không phát khởi sân hận, ngay cả với người sẽ đến cướp đi mạng sống của thầy. Nếu khi ấy con phát khởi lòng sân hận, thì nghĩa là thầy đã thất bại trong tư cách làm thầy của con rồi. Nếu nghiệp của người kia là nghiệp sát hại và nghiệp của thầy là nghiệp bị sát hại, thì hãy cứ để nó là như thế. Nhưng là đệ tử của Garchen Rinpoche thì con không được đánh mất Bồ đề tâm và phải tiếp tục trưởng dưỡng tình yêu thương cùng lòng đại bi dành cho kẻ ấy.”
- Garchen Rinpoche -
Với hạnh khiêm cung, Garchen Rinpoche chưa bao giờ muốn kể về mình như một hành giả vĩ đại. Tuy nhiên, do sự khẩn cầu của tác giả Sue-Sue, cũng là một đệ tử sùng mộ của ngài, mà ngài chấp thuận kể lại cuộc đời mình với mong nguyện rằng các câu chuyện trong cuộc đời đầy biến động của ngài có thể có ích cho những ai đọc được để họ thêm tin sâu nhân quả, để họ học được các bài học yêu thương và kham nhẫn, để Bồ đề tâm sinh khởi và tăng trưởng không ngừng trong họ.

Giới thiệu tác giả

Sue Sue (Tâm Bảo Đàn) – không chỉ là một Phật tử thuần thành, mà bà còn là tác giả, dịch giả nổi tiếng với nhiều bài viết trên các trang về Phật giáo. Đặc biệt, với bản dịch: Gọi Thầy Từ Chốn Ngàn xa - Jamgon Kongtrul Rinpoche, đã trở thành một tác phẩm được nhiều người biết đến.
" Garchen Rinpoche đã cho tôi thật nhiều manh mối để giúp tôi làm sống dậy những ký ức của cuộc đời ngài. Đôi khi tôi cảm thấy mình như một người biên kịch. Những lần khác, tôi lại ngỡ như chính bản thân mình đang bước vào kịch bản của một cuộn phim, rồi tôi đã lặng lẽ theo chân Rinpoche như một cái bóng trong khi nhân vật chính của tôi đang bước ngang qua sân khấu."
Tác giả, 3 tháng tuổi, và mẹ
Sài Gòn, Việt Nam (1962)

Thông tin cuốn sách

● Tên sách: Garchen Rinpoche - Lạt ma của nhiều đời kiếp
● Tác giả: Sue Sue (Tâm Bảo Đàn) 
● Khổ sách: 20 cm x 20 cm
● Số trang: 380 trang
● Giá gốc: 188.000 đ
Giá ưu đãi: 151.000 đ (- 20%)
Chương trình áp dụng đến hết ngày 06/05/2025

Mục lục

TUYỂN TẬP 1
Ngày tháng đầu đời (1937 - 1958)
Đời Người Trân Quý và Vô thường



Lời Mở Đầu của Đức Thủ Ngôi Drikung Kyabgon Chetsang Rinpoche
Lời Mở Đầu của Lodi Gyari Rinpoche
Lời Mở Đầu của Nubpa Rinpoche
Lời Mở Đầu của Garchen Rinpoche
Lời Khai Thị của Garchen Rinpoche gửi tác giả
Lời ngỏ
༄   Thư Cho Thầy
༄   Namo Guru-beh… Kính lễ Đạo sư
༄   Chào Đời và Thời Thơ Ấu ở Đông-gô
༄   Hoá Thân
༄   Vũ Điệu Chào Mừng Của Mahalaka
༄   Đời Sống Tại Gar Gon
༄   Ngược Dòng Lịch Sử
Nàng dâu Công chúa Trung Hoa và Vương quốc Thổ Phồn
Vương quốc Derge và Dòng tộc Gar Cổ xưa
Pháp vương Jigten Sumgon và Gar Chodingpa (thế kỷ thứ 12 - 13)
Vương quốc Nangchen và các vị tái sinh Garchen trong quá khứ
Garchen Rinpoche đời thứ nhất, Tenzin Phuntsok
Garchen Rinpoche đời thứ hai, Tenzin Drakpa
Garchen Rinpoche đời thứ ba, Chokyi Nyima
Garchen Rinpoche đời thứ tư, Tenzin Jangchub Wangpo
Garchen Rinpoche đời thứ năm, Tenpei Gyaltsen
Garchen Rinpoche đời thứ sáu, Pemei Gyaltsen
Garchen Rinpoche đời thứ bảy, Thinley Yongkyab
༄   Bổn Sư Đầu Đời
༄   Bạn Đồng Hành Bé Nhỏ
༄   Truyền Thừa Không Gián Đoạn
༄   Những Câu Kệ Vàng Của Bậc Thầy Toàn Hảo Của Tôi
༄   Lạt Ma và Đệ Tử
༄   Thiếu Nữ Má Đào
༄   Hành Giả Du Già Biết Bay
༄   Ấm Trà Sứt
༄   Thời Đại Hắc Ám
Phụ lục A: Chuỗi sự kiện (1936-1958)
Phụ lục B: Câu chuyện trái tim - Hồi ký
Phụ lục C: Thức dậy đi, hỡi Mây Trắng!
Phụ lục D: Biết đâu một ngày kia con thực sự sẽ trở thành một Bồ Tát

Khi Tôn Sư Kyabje Garchen Triptrul Rinpoche đời thứ tám lần đầu tiên đặt chân đến được xứ Ấn Độ vào đầu thập niên 1990 và được diện kiến đức Đạt Lai Lạt Ma đời thứ 14 tại Dharamsala thì ngài đã không thỉnh cầu các giáo lý hoặc các quán đảnh Mật điển tối thượng như những vị Lạt Ma hóa thân khác thường làm. Điều mà Garchen Rinpoche ước mong được thọ nhận từ đức Đạt Lai Lạt Ma chính là Bồ Tát giới bởi vì ngài cho rằng ngài đã vi phạm và phá vỡ các giới nguyện ấy trong thời kỳ chiến tranh.
Con đã hiểu ra rằng, trong thời gian bị giam cầm trong nhà tù, Thầy đã lén lút ghi chép và kín đáo giấu kỹ quyển sổ tay này trong người! Con nghe Thầy thì thầm bên tai những tên gọi như Milarepa, Tara, Mahamudra… và rồi, con nghe thấy từ Thầy
danh hiệu Khenpo Munsel. Bên trong quyển sổ tay, có một tấm hình trắng đen tí hon của Sư Ông Khenpo Munsel, vị Đạo sư gốc, vị Lạt Ma, Lama yêu quý của trái tim Thầy. Những chữ viết được ghi chép trong quyển sổ tay ấy chỉ bé xíu bằng như cái chân của một con kiến mà thôi!

Bổn Sư Đầu Đời

Ngày qua ngày, chú bé Tôn Quý từ từ khám phá ra được trong chú những dấu vết cũ xưa còn sót lại từ các tiền thân của chú những đời trước. Và vị Bổn sư đầu đời mà chú đã nương dựa trong quá trình phát triển tâm linh trong đời này thật ra lại chính là cha của chú. Từ năm lên tám cho đến khi lên mười chín tuổi, chú bé Tôn Quý từ Gar đã học đọc, học viết và học giáo pháp từ chính ông bố, người mà mãi cho đến năm lên bảy tuổi chú vẫn không hay biết là có mặt trong cuộc đời mình. Khi chú lớn hơn chút nữa thì cha của chú đã sắp đặt để chú có thể thọ pháp từ các vị giáo thọ cùng các vị Đạo sư khác của dòng truyền thừa. Nhiều lần khi phải chịu đựng sự huấn luyện và kỷ luật hà khắc từ người cha độc đoán, chú đã phải chào thua trước những cảm giác bức xúc dâng trào trong lòng mà chú chẳng thể nào nói ra cho ai khác nghe.

Ngoài việc phải đọc và học các kinh điển, chú bé Tôn Quý còn được dạy để tụng các lời khấn nguyện và thực hành quán tưởng. Chú cũng được cha mình chỉ dạy về thiền chánh niệm khi chú còn bé xíu.

Phần lớn cha dạy cho chú phương pháp giữ chánh niệm và tỉnh thức khi hai cha con đang ở trên lưng ngựa đi du hành từ nơi này đến nơi nọ.
“Này, bây giờ ngài hãy nhìn vào cái cội cây ở phía xa xa đằng kia! Hãy chú tâm giữ sự tỉnh thức, và cố gắng làm sao để đến khi ngài đến được nơi ấy thì tâm của ngài vẫn không bị dao động hay rời xa cái cội cây ấy.” Cha của chú sẽ nói với chú như thế.
“Này, bây giờ, hãy nhìn vào tảng đá phía đằng xa kia! Và không giây phút nào được để cho mình bị phân tâm cho đến tận khi ngài đến ngay trước cái tảng đá ấy!”

Chú bé Tôn Quý sẽ phải giữ mắt và tâm của mình không cho đi lạc khỏi đối tượng
mà cha chú đã chỉ cho chú nhìn. Chú tập thiền với đối tượng là cái cây. Chú tập thiền với với đối tượng là tảng đá mani. Chú tập thiền với đối tượng là ngọn cờ đầy màu sắc giăng cao trên nóc nhà nơi chú đã chào đời. Chú được dạy là có thể sử dụng bất kỳ thứ gì trên đường đi như là một cái mốc để giữ chánh niệm. Nếu chú không liên tục giữ chánh niệm thì tâm của chú sẽ lang thang trong sự thiếu tỉnh thức và chú sẽ chẳng thể nào có thể nhất tâm.

Câu chuyện trái tim - Hồi ký

Vào mùa hè năm 2007, tôi đóng cửa nhập thất một tháng để ngồi viết tiểu sử trong một căn chòi nhỏ thuộc về Traga Rinpoche ở Phật viện Garchen Institute tại thung lũng Chino, Arizona. Suốt thời gian đó, Garchen Rinpoche vẫn đang ẩn cư ở vùng núi Lapchi linh thiêng để thực hiện bộ phim “Vì Lợi Lạc Của Tất Cả Chúng Sinh.” Mùa hè năm ấy thung lũng Chino nóng bức một cách thật bất thường, và việc viết lách vì thế cũng trở nên khó khăn. Rất nhiều lần ngòi bút như bị bí kết, tôi không thể hạ bút xuống viết bất cứ điều gì và khi ấy có những khoảnh khắc tự ngờ vực đã xảy đến trong tâm, mà chủ yếu là do tôi không có niềm tin nơi khả năng của chính mình. Mỗi sáng tôi vẫn thực hành Đạo sư Du Già của Tổ Jigten Sumgon và buổi tối thì hành trì Tara. 
“Mặt trăng này chính là của ta
Cái gì thuộc về ta
Rồi ra cũng chính là của con.”
(Tác giả khuyết danh Pháp)

...

Vào ngày hôm sau Sư Phụ Garchen Rinpoche đã quay trở về lại Phật viện Garchen từ núi thiêng Lapchi, và hai hôm sau nữa vào ngày 15 tháng 7, Rinpoche đã bất ngờ bước vào căn chòi của tôi sau bữa ăn sáng của ngài. Ngài đưa cho tôi một tấm chăn len màu vàng, rồi Đạo sư của tôi đã thật bất ngờ mở xòe hai bàn tay tôi ra và thổi gia trì vào mỗi lòng bàn tay ấy.

Qua đến ngày 23 tháng 7, trên lối mòn dẫn đến chánh điện, tôi đã bước những bước hết sức chậm rãi, song không hiểu vì sao ngay lúc ấy, có một suy nghĩ kỳ lạ đã thoảng vụt qua trong đầu tôi, rằng tôi sẽ nhận được một dấu hiệu nào đó để chỉ ra cho tôi con đường đến được trái tim của Lama. Tôi không biết điều gì đã khiến tôi suy nghĩ như thế, mà tôi cũng không biết điều gì đã khiến tôi nhìn xuống dưới đất, nhưng vào ngay khoảnh khắc ấy thì tôi đã nhìn xuống và tôi đã bắt gặp một hòn đá có hình dáng tự nhiên của một trái tim chằng chịt vết sẹo.

Ngập tràn sung sướng, đêm đó tôi chìm vào giấc ngủ mà trong tay còn nắm chặt viên đá nhỏ để áp vào lồng ngực mình suốt đêm.
Rồi qua đến ngày 9 tháng 8, khi mặt trời đang chói tỏa, nóng đến như thiêu như đốt, trong khi tôi đang bước đi trên đoạn đường mòn quen thuộc dẫn đến chánh điện, thì ở ngay nơi chỗ tôi từng cúi xuống nhặt hòn đá hình trái tim chằng chịt vết sẹo lên vào hai tuần trước, thì lúc ấy một hòn đá khác đã ngay tức khắc đập vào mắt tôi!

Nó là một hòn đá có hình một trái tim nguyên vẹn, to hơn và hiện ra rõ dáng một trái tim hơn, với viền mép trơn nhẵn hơn chứ không xù xì. Vào lúc cuối của đợt thuyết giảng mùa hè, tôi quyết định đưa Bertrand đến bảo tháp vào một buổi trưa nọ để giới thiệu ông ấy với Sư Phụ Garchen Rinpoche do bởi cách đó không lâu, tôi đã đường đột hỏi ông và ông đã hoan hỷ nhận lời giúp tôi hiệu đính quyển sách tiểu sử tiếng Anh của Rinpoche. Tôi đã đi cùng với Bertrand, Sỹ và
Khenpo Tsultrim vào bên trong bảo tháp. Thật ra tôi không biết rằng đáng lẽ giờ đó phải là giờ nghỉ ngơi của Rinpoche, nhưng tôi đã ngồi xuống bên cạnh Rinpoche và rồi tôi bắt đầu nói. Giờ thì tôi nhớ ra rằng người bạn thân thiết của tôi, cô Kim Kail, người được giao nhiệm vụ làm hầu cận của Rinpoche vào trưa hôm đó ở bảo tháp, đã tròn mắt nhìn tôi. Cô ấy đã quá tử tế nên đã chẳng hề mở lời nói với tôi rằng bạn không nên vào đây, không ai nên vào đây để cho Rinpoche còn được nghỉ ngơi trong giờ giải lao. Khenpo đã giúp thông dịch cho tôi.

“Rinpoche ơi ạ,” tôi nói, “con muốn đưa cho Người xem một vật. Thầy hãy nhìn vào hai hòn đá mà con tìm thấy đây ạ!”

Khi thốt xong câu ấy thì cảm giác trong lòng tôi như có một cái gì vừa được mở khóa, và tôi bắt đầu òa ra khóc sụt sùi, giống như một cái giếng nước tuôn trào từ đại dương của những cơn mưa đang trút xuống từ trời.

Ngay cái khoảnh khắc mà Garchen Rinpoche nhìn chăm chăm vào hai hòn đá đang chồng lên nhau giữa lòng bàn tay tôi, hòn đá nhỏ đặt phía trên hòn đá lớn, thì ngài đã tức thời nhẹ nhàng nhấc hòn đá nhỏ khỏi lòng tay tôi và rồi lại đặt nó vào lại ngay sát phía dưới hòn đá lớn. Đạo sư đã làm như thế mà chẳng hề thốt một lời nào, bởi cũng chẳng cần phải thêm lời giải thích nào nữa cả, vì bằng một cách nào đó mà Rinpoche đã nhận ra sự việc ngay tức khắc khi lần đầu nhìn thấy chúng – ngài đã thấy ra mặc nhiên chúng phải là như thế rồi.

Trước sự ngỡ ngàng tột độ của tôi, hai trái tim lắp khớp vào với nhau, như hai mảnh ghép của trò chơi ghép hình.

Sau đó, thật từ tốn, Rinpoche đã lật qua mặt sau của hai hòn đá.

Thầy chỉ vào mặt sau của chúng rồi nói:

“Xem này. Tương tự như thế này, đây là trái tim của ta. Còn đây là trái tim của con!”

ĐẶT MUA SÁCH

ĐẶT MUA SÁCH TẠI ĐÂY

Cảm ơn bạn đã ủng hộ Sách Thiện Tri Thức!

Đặt mua từ 20 sản phẩm trở lên, vui lòng liên hệ với Hotline: 0328033988 (Zalo) để nhận ưu đãi về giá.

Lời khen tặng

MUA NGAY

đặt mua những ẤN PHẨM khác
của sách thiện tri thức

đặt mua những ẤN PHẨM khác của sách thiện tri thức

©2022 Bản quyền thuộc về Sách Thiện Tri Thức

CÔNG TY XUẤT BẢN SÁCH THIỆN TRI THỨC

Địa chỉ: Số 141, ngõ 325 Kim Ngưu, Hai Bà Trưng, Hà Nội

Hotline: + 84328 033 988

Email: contact@thientrithuc.com.vn

Website: https://thientrithuc.com.vn

HỆ THỐNG PHÁT HÀNH