ĐẶT MUA SÁCH

ĐỌC THỬ

Tình yêu với đất nước, con người, tình yêu với Phật giáo nói riêng và trí tuệ cổ xưa nói chung đã hiển bày thật hiện hữu qua từng câu chữ trong các tác phẩm của tác giả Đương Đạo Nguyễn Thế Đăng. Với những ấn phẩm chứa đựng nhiều trí tuệ, được viết bằng thứ ngôn ngữ tràn đầy cảm hứng, qua mỗi một cuốn sách, một chương phần, chiều kích tinh thần của người đọc như được mở rộng thêm, sâu hơn, tràn hứng khởi để có thêm cơ hội tiếp chạm với sự tự do toàn diện, đó cũng chính là hiện tại vĩnh cửu, là đôi mắt kim cương, là vũ trụ, là cái toàn thể…
Trong sự tự do toàn diện, có mặt khắp cả, tự do không còn là tự do hạn hẹp để phải chọn lựa, vì chọn lựa là mất mát. Tự do ở đây là một cái toàn thể, tự do như chim bay trong không gian, có tất cả mọi chọn lựa, có tất cả mọi phương hướng để chọn lựa, sự tự do ấy, không gian bao la của con chim bay có mọi tiềm năng, mọi khả thể cho sự chọn lựa. Khi người ta không còn sống trong những phần tử phân mảnh mà sống trong một đời sống toàn thể là Không, vô tướng, giải thoát thì sự chọn lựa không làm cho người ấy bị giới hạn, mà chọn lựa chính là tự do. Đó chính là tự do chọn lựa tự do.
Sự tự do toàn diện, đó cũng chính là cái hiện tại vĩnh cửu, cái quê nhà, cái nguồn mà tác giả đã nhiều lần nhắc đến: 
Về đến quê nhà thì thấy khắp cả đều là quê nhà, đều là tánh Không, tánh Như…. Tất cả những con đường, những phương pháp, những pháp môn Phật giáo đều đưa chúng ta về đến nguồn ấy…. 
Đồng nguồn, đó là đại từ đại bi.


Nguyện ai ai cũng sẽ tiếp chạm được hiện tại vĩnh cửu nơi mỗi người khi đọc các tác phẩm tuyệt vời này!

GIỚI THIỆU SÁCH

Giới thiệu tác giả

Đương Đạo Nguyễn Thế Đăng

Đương Đạo Nguyễn Thế Đăng là một nhà sư, thuộc thế hệ thứ ba của Tổ Khai sơn chùa Tây Tạng ở Bình Dương là Thiền sư Nhẫn Tế (1888 – 1951). Tổ vốn thuộc dòng Lâm Tế đời thứ 40, từng sang Ấn Độ, Nepal và Tây Tạng tham bái và tu học. Tổ đã cầu đạo ở Tây Tạng, đắc pháp và được ban cho pháp danh Thubten Osel bởi những vị cao cấp của dòng Mũ Vàng (Gelugpa). Sau hơn một năm ở Tây Tạng, Tổ được phép trở về Việt Nam để lập chùa Tây Tạng, Bình Dương.
Nhiều năm qua, tác giả Nguyễn Thế Đăng đã viết hàng trăm bài đăng trên Văn Hóa Phật Giáo. Tuần san và Nguyệt san Giác Ngộ cũng đã đăng hàng chục bài của tác giả, chưa kể các báo điện tử như giacngo.vn, thuvienhoasen, phattuvietnam.net, vanhoaphatgiaoblog.com, sangdaotrongdoi.vn… mỗi báo cũng đã đăng hàng chục bài.

📒 Tác phẩm tiêu biểu:
  • Hiện Tại Vĩnh Cửu (2023)
  • Bài Ca Của Tự Do Và Niềm Vui (2022)
  • Vũ Trụ Trong Hạt Bụi (2022) 
  • Thực Hành Theo Luận Đại thừa Khởi Tín (2021)
  • Thiền Tông Bản Hạnh (2020)
  • Chú Giảng Cư Trần Lạc Đạo Phú (2019)
  • Kinh Nhập Lăng Già - Dịch Và Giảng (2016)
  • Lục Tổ Pháp Bảo Đàn Kinh Giảng Giải (2016)
  • Kinh Lăng Nghiêm Hành Giải (2016)
  • Kinh Viên Giác Lược Giảng (2015)
  • Thực Hành Kinh Kim Cương Bát Nhã (2015)
  • 10 Tư Tưởng Pháp Hoa Trong Đời Sống Hằng Ngày (2013)
  • Con Người Toàn Diện, Hạnh Phúc Toàn Diện (2012)
  • Thực Hành Con Đường Bồ Tát Qua Kinh Duy Ma Cật (2011)
  • Thực Tại Thiền (2003)

Ấn phẩm "MỞ ĐÔI MẮT KIM CƯƠNG"

Dành cho những ai quan tâm tới:

THÔNG TIN SÁCH

Tên sách: Hiện Tại Vĩnh Cửu
Khổ sách: 14 x 20 (cm) 
Số trang: 262 trang 
Giá bìa: 119.000 vnđ
Giá ưu đãi: 101.000 vnđ (-15%)
Đồng giá vận chuyển 15.000 vnđ toàn quốc

Tên sách: Vũ Trụ Trong Hạt Bụi
Khổ sách: 14,5 x 20,5 (cm) 
Số trang: 367 trang 
Giá bìa: 118.000 vnđ
Giá ưu đãi: 100.000 vnđ (-15%)
Đồng giá vận chuyển 15.000 vnđ toàn quốc

Tên sách: Thực Hành Theo Luận Đại Thừa Khởi Tín
Khổ sách: 13 x 20,5 (cm) 
Số trang: 222 trang 
Giá bìa: 98.000 vnđ
Giá ưu đãi: 83.000 vnđ (-15%)
Đồng giá vận chuyển 15.000 vnđ toàn quốc

ĐẶT MUA

ĐẶT MUA

ĐẶT MUA

Hiện tại vĩnh cửu
Vũ trụ trong hạt bụi
Thực hành theo Luận Đại thừa Khởi tín
Mở Đôi Mắt Kim Cương

Bìa sách

Tên sách

Khổ sách

Số trang

Giá bìa

Giá ưu đãi

Đặt mua

14 x 20 (cm)
14,5 x 20,5 (cm)
13 x 20,5 (cm)
262 trang
367 trang
222 trang
119.000 vnđ
118.000 vnđ
98.000 vnđ
101.000 vnđ (-15%)
100.000 vnđ (-15%)
83.000 vnđ (-15%)
Phí vận chuyển đồng giá 18.000 vnđ toàn quốc
13 x 19 (cm)
164 trang
99.000 vnđ
84.000 vnđ (-15%)

ĐẶT MUA

Sự vận hành của tâm thức
Mong muốn thấu hiểu lời Phật dạy một cách khoa học, trực tiếp
Mong muốn ứng dụng hiệu quả những triết lý trí tuệ Phật giáo trong đời sống hàng ngày

Vũ trụ, vật lý lượng tử, mối liên kết giữa khoa học và Phật giáo
Các bản luận chú giải kinh điển được viết bằng ngôn ngữ dễ tiếp cận, truyền cảm hứng 
Tên sách: Mở Đôi Mắt Kim Cương
Khổ sách: 13 x 19 (cm) 
Số trang: 164 trang 
Giá bìa: 99.000 vnđ
Giá ưu đãi: 84.000 vnđ (-15%)
Đồng giá vận chuyển 15.000 vnđ toàn quốc

ĐẶT MUA SÁCH
CỦA TÁC GIẢ NGUYỄN THẾ ĐĂNG

ĐẶT MUA

Cảm ơn bạn đã ủng hộ Sách Thiện Tri Thức!

Đọc thử

  • Tên sách: Mở Đôi Mắt Kim Cương
  • Tác giả: Đương Đạo Nguyễn Thế Đăng  
  • Khổ sách: 13 cm x 19cm
  • Số trang: 164 trang
  • Giá bìa: 99.000 vnđ
  • Giá ưu đãi: 84.000 vnđ (-15%)  
  • Phí ship toàn quốc: đồng giá 18.000 vnđ

 khuôn mặt của giác ngộ

Tu Bồ Đề bạch Phật rằng: Bạch Thế Tôn, Phật đắc Vô thượng Chánh giác là không có chỗ đắc, có phải thế không?
Phật bảo: Đúng như vậy, đúng như vậy. Tu Bồ Đề! Ta đối với Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác thậm chí không có một chút pháp có thể đắc, đó gọi là Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác.
Lại nữa, Tu Bồ Đề! Pháp ấy bình đẳng, không có cao thấp, đó gọi là Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác. Vì không có ngã, không có nhân, không có chúng sanh, không có thọ giả mà tu tất cả pháp thiện tức đắc Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác.
Tu Bồ Đề! Nói rằng pháp thiện ấy, Như Lai nói chẳng phải pháp thiện.

Giác ngộ Vô thượng không có chút gì chủ thể khách thể, cho nên không có tướng gì để lấy hay bỏ, thêm hay bớt, cho nên nói “không có một chút pháp có thể đắc”. Ban sơ cũng là Nó, bây giờ cũng là Nó, mai sau cũng là Nó. Có cái gì ở ngoài nó đâu để gọi là đắc? Nó có bao giờ thiếu hụt cái gì đâu để gọi là tu hành và chứng đắc?
Vô sở đắc, không có chỗ đắc, vì cái gì cũng là Nó, chưa từng có cái gì không là Nó, từ xưa đến nay và mãi mãi như vậy.
Đó là cái bình đẳng suốt ba thời, bình đẳng khắp cả mười phương. Không có khoảnh khắc nào kém sút, không có vi trần nào thiếu hụt, cho nên nói là “không có cao thấp”, vì nó là bản tánh của tất cả mọi sự. Thế nên bất cứ khoảnh khắc nào, bất cứ không gian nào chúng ta cũng có thể gặp gỡ Nó, làm quen với Nó cho đến khi thân thuộc và là một với Nó. Thủy giác và Bản giác hợp nhất.
Nó thì bình đẳng, “không có ngã, không có nhân, không có chúng sanh, không có thọ giả”, nên để tương ưng được với Nó, chúng ta cũng phải “không có ngã, không có nhân, không có chúng sanh, không có thọ giả”. Còn nếu không, chúng ta cứ tiếp tục chống trái Nó từ đời này sang đời khác. Nó thì vô lượng công đức, cho nên để tương ưng được với Nó, chúng ta cũng phải “thực hành tất cả pháp thiện”. Còn nếu không, chúng ta cứ tiếp tục làm chàng cùng tử lang thang.
Con đường Phật đạo, từ giai đoạn đầu, Tư Lương vị, là tích tập trí huệ và tích tập công đức. Cho đến Giác ngộ vô thượng thì sự tích tập trí huệ và tích tập công đức này viên mãn. Không có ngã, nhân, chúng sanh, thọ giả, đó là tích tập trí huệ. Thực hành tất cả pháp thiện, đó là tích tập công đức.
Có điều, đây là Quả thừa, không phải chúng ta tạo ra trí huệ và công đức. Tất cả đã sẵn có từ sơ thủy. Sắc nào cũng là Không, nên sắc nào cũng đầy đủ công đức, chẳng cần sửa sang, thêm bớt gì. Chúng ta chỉ việc tương ưng với những cái đã có sẵn ấy thôi. Tu hành là tương ưng với Nó, thấy Nó, làm quen hay tham thiền về Nó, và hoạt động như là Nó đang biểu lộ. Nó là bản tánh của tâm thức chúng ta và của tất cả hiện hữu.

 phước đức và công đức
Tu Bồ Đề! Nếu có Bồ tát đem bảy báu đầy cả các thế giới nhiều như số cát sông Hằng dùng để bố thí, nếu lại có người biết tất cả pháp là vô ngã, được thành tựu Nhẫn, thì công đức Bồ tát này hơn Bồ tát trước. Vì sao thế? Vì những Bồ tát ấy chẳng thọ phước đức.
Tu Bồ Đề bạch Phật rằng: Bạch Thế Tôn! Thế nào là Bồ tát không thọ phước đức?
Tu Bồ Đề! Bồ tát tạo phước đức mà chẳng tham vướng phước đức, cho nên nói là chẳng thọ phước đức.
Bố thí thì tạo ra phước đức. Phước đức thì dù có lớn lao bao nhiêu cũng vẫn nằm trong ba cõi, vì phước đức đó có nhân là những vật hữu vi thì quả cũng là quả hữu vi. Còn bố thí mà ở trong tánh Không, nghĩa là Vô tướng, Vô niệm, và Vô trụ, thì đó không còn là phước đức mà là công đức. Bố thí ấy đồng đẳng với tánh Không.
Tạo ra phước đức mà “chẳng thọ”, vì biết người tạo ra là vô ngã, vô tự tánh và cái được tạo ra là vô ngã vô tự tánh. Biết được và chịu đựng được cái biết khó chịu đựng này gọi là Nhẫn. Nhẫn cho đến chứng ngộ được các pháp chẳng từng sanh ra, gọi là Vô sanh pháp nhẫn. Đến đây mới hết bốn tướng ngã, nhân, chúng sanh, thọ giả.
Chẳng thọ đích thực là vì biết tất cả các pháp chưa từng sanh. Bồ tát ở địa thứ tám Vô sanh pháp nhẫn này mới hoàn toàn thoát khỏi sự sanh ra của các tướng và các tưởng, nghĩa là hoàn toàn thoát khỏi sanh tử.

 thế giới là một hợp tướng
Tu Bồ Đề! Nếu có người thiện nam, đem tam thiên đại thiên thế giới này nghiền thành bụi nhỏ, ý ông nghĩ sao, số bụi nhỏ ấy có nhiều không?
Tu Bồ Đề thưa: Bạch Thế Tôn, rất nhiều. Vì sao thế? Nếu những bụi nhỏ ấy thật có, Phật ắt chẳng nói là những bụi nhỏ. Tại sao như thế? Phật nói những bụi nhỏ tức chẳng phải bụi nhỏ, đó gọi là những bụi nhỏ. Bạch Thế Tôn! Như Lai nói tam thiên đại thiên thế giới tức chẳng phải thế giới, đó gọi là thế giới. Vì sao thế? Nếu thế giới thật có thì ắt là một hợp tướng. Như Lai nói một hợp tướng tức chẳng phải một hợp tướng, đó gọi là một hợp tướng.
Tu Bồ Đề! Một hợp tướng đó tức là chẳng thể nói, chỉ do người phàm phu tham bám sự ấy.

Cái mà chúng ta gọi là thế giới chỉ là những hạt bụi nhỏ hợp thành. Những hạt bụi nhỏ ấy ngày nay chúng ta gọi là những nguyên tử và những hạt nhỏ hơn cấu thành một nguyên tử.
Đức Phật nói “những hạt bụi nhỏ ấy không thật có”. Khoa học ngày nay cũng cho ta biết nguyên tử gần như trống không, vì giữa nhân của nguyên tử và các hạt electron chạy chung quanh với tốc độ gần bằng tốc độ ánh sáng, khoảng cách ấy rất lớn. Có thể lấy thí dụ trong một khoảng không gian rộng bằng sân bóng đá, thì nhân là trái bóng đá nằm ở giữa và các hạt electron là những trái chanh chạy vòng ở rìa sân.
Nguyên tử thì vô thường, vì vận tốc của các hạt quá nhanh phải tính theo tốc độ ánh sáng làm căn bản, và có những hạt chỉ “sống” có vài phần triệu giây. Nó cũng vô ngã vì thay đổi nhanh chóng, dễ dàng kết hợp với những nguyên tử khác để thành ra những nguyên tử mới. Những nguyên tử không màu sắc, không mùi hương... nhưng hệ thống thần kinh loài người lại diễn dịch thành một thế giới đầy đủ sự vật, sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp của riêng loài người.
Với những kiến thức thông thường của khoa học hiện đại như trên cũng cho chúng ta hiểu khái quát tại sao Đức Phật nói “những hạt bụi nhỏ là không thật có, thế giới là không thật có”.
Không thật có, giả hợp, như huyễn là một mặt trong ba mặt của tánh Không được nói trong kinh này.
Thế giới là một hợp tướng của những cái Không, Vô thường, Vô ngã. Thế mà chúng ta, vì vô minh, cứ cho đó là những cái có, thường còn, có ngã, có tự tánh. Hợp tướng thế giới ấy không cứng đặc, không bất động, rỗng không, không có bản chất, sanh diệt trong từng khoảnh khắc. Cái tâm thức nhìn thấy hợp tướng thế giới ấy, bốn tướng ngã, nhân, chúng sanh, thọ giả cũng sanh diệt trong từng khoảnh khắc, không có một trung tâm, một bản chất riêng nào cả.
Với trí huệ Bát nhã thấy được như vậy thì mới giải tan được cái ảo tưởng về hợp tướng sanh tử và do đó giải thoát khỏi sanh tử hư vọng.
Một hợp tướng đó chẳng thể nói vì không thật có, chưa từng có. Hợp tướng đó như những bông hoa trên hư không, như mình và cảnh vật thấy trong giấc mộng, như ảo ảnh thấy sóng nắng trên đất cằn khô mà tưởng là nước... Tất cả là do tham bám, khao khát, thương ghét của người thường chúng ta mà có ra các sự ấy.
Trí huệ Bát nhã là thấy được vô ngã và vô pháp, và do đó giải thoát khỏi tất cả những gì gọi là ngã và pháp do tham bám sanh ra, nghĩa là giải thoát khỏi tất cả sanh tử.


TRÍCH ĐOẠN HAY

Văn phong mạch lạc, câu nghĩa súc tích ngắn gọn chính là những đặc điểm chung rõ nét trong các tác phẩm của tác giả Đương Đạo Nguyễn Thế Đăng. Với tinh thần bất bộ phái, đậm lòng bi, với trí tuệ sâu sắc vượt thấu ngôn từ và lối chú giảng trực tiếp, thông qua tác phẩm của mình, tác giả đã đưa hành giả ngay lập tức cất bước trên con đường tu học, tại đây và bây giờ, không bị giới hạn bởi không gian, thời gian hay hoàn cảnh. 

Là một người đọc và cũng là một người thực hành, việc được biết đến các tác phẩm và tác giả Nguyễn Thế Đăng thực sự là một ân phước to lớn trong cuộc đời này của tôi. Nguyện mong những ấn phẩm giá trị này sẽ sớm đến được tay những hành giả khát khao chánh Pháp.

Độc giả

Thuần Tâm

SÁCH CÙNG TÁC GIẢ

Với Đông phương cũng có những quan niệm xưa cổ về vũ trụ, trong văn hóa Ấn Độ và Trung Hoa. Nhưng nói về vũ trụ rộng nhất và sâu nhất là Kinh Hoa Nghiêm, được xem là kinh cao nhất của Phật giáo, được nói ngay sau khi Đức Phật giác ngộ.

Vũ Trụ Trong Hạt Bụi

118.000 vnđ
100.000 vnđ
15% 
OFF

Đọc thử

Đọc thử

Với một ấn phẩm chứa đựng nhiều trí tuệ, được viết bằng thứ ngôn ngữ tràn đầy cảm hứng, qua mỗi một chương phần, chiều kích tinh thần của người đọc như được mở rộng thêm, sâu hơn, tràn hứng khởi để có thêm cơ hội tiếp chạm với sự tự do toàn diện, đó cũng chính là hiện tại vĩnh cửu.

Hiện Tại Vĩnh Cửu

119.000 vnđ
101.000 vnđ
15% 
OFF
98.000 vnđ
83.000 vnđ
15% 
OFF
Cuốn sách luận giảng về Nền tảng và Quả của tất cả tông phái Đại thừa, kể cả Mật thừa, tức là “Pháp thân của tất cả chư Phật”. Luận đã giảng dạy đầy đủ cả Ba thân Phật: Pháp thân, Báo thân và Ứng thân hay Hóa thân.

Thực Hành Theo Luận Đại Thừa Khởi Tín

Đọc thử

đặt mua những ẤN PHẨM khác của sách thiện tri thức

đặt mua những ẤN PHẨM khác của sách thiện tri thức

©2021 Allrights reserved thientrithuc.com.vn

HỆ THỐNG PHÁT HÀNH

CÔNG TY XUẤT BẢN SÁCH THIỆN TRI THỨC

Hotline: 0328033988

Email: contact@thientrithuc.com.vn

Website: http://thientrithuc.com.vn

Địa chỉ: số 141, ngõ 325 Kim Ngưu, Hai Bà Trưng, Hà Nội