Gợi ý món ăn trong tiết Tiểu mãn
Từ ngày 21 tháng 5 đến hết mồng 5 tháng 6 là tiết Tiểu mãn. Đây là tiết khí thứ tám của 24 tiết khí, là tiết khí thứ hai của mùa hè sau Lập hạ. Lúc này, Mặt Trời tạo một góc 60 độ với đường xích đạo, các loại hoa màu đã kết quả, thịt quả đã căng đầy nhưng vẫn chưa chín, vì vậy được gọi là Tiểu mãn (“mãn” [满] nghĩa là đầy).
Ở thời điểm này, nếu dưỡng sinh không đúng cách, thấp khí sẽ tích lại trong cơ thể, gây ra các vấn đề phong thấp, người nặng nề, mệt mỏi. Đây cũng là mùa phong chẩn hoặc các bệnh ngoài da khác bùng phát mạnh. Vì thế, cần cố gắng để không bị nhiễm hàn thấp ở tiết khí này.
Quy tắc dưỡng sinh trong tiết Tiểu mãn
Sinh hoạt: Ngủ muộn dậy sớm, nhưng vẫn đảm bảo ngủ đủ để giữ năng lượng luôn căng tràn. Tuy trong khoảng thời gian này nhiệt độ tăng lên, nhưng do mưa nhiều nên độ ẩm cũng tăng, chênh lệch nhiệt độ giữa các ngày hay giữa ban ngày và ban đêm khá rõ rệt, buổi tối và sáng sớm sẽ hơi lạnh. Do đó, cần đặc biệt chú ý luôn đem áo khoác mỏng bên cạnh, khi đi ngủ có thể đắp chiếc chăn mỏng, cửa sổ cũng không nên mở to.
Ăn uống: Nên tránh ăn uống đồ lạnh quá nhiều, bởi mùa hè là thời điểm nhiệt và thấp dễ dàng xâm nhập, cùng tấn công cơ thể nhiều nhất. Khi bên ngoài độ ẩm lên cao, thấp khí sẽ bị nhốt trong cơ thể, nên nếu lúc này ngồi yên một chỗ suốt ngày, không vận động, hoặc ăn uống đồ lạnh quá nhiều, cơ thể sẽ tích đọng thủy thấp khá lớn, dẫn đến các vấn đề như phong thấp, mụn nhọt, phù nước, béo phì, lở loét bàn chân, v.v..
Tinh thần: Tiết khí này có điển hình là cái nóng và ẩm thấp, do đó con người dễ bị mệt mỏi, nặng nề, bứt rứt khó chịu, dễ cáu bực, nóng giận. Do vậy, hãy học cách điều tiết tâm trạng, giữ cho tâm trạng ổn định, phòng tránh cảm xúc quá đà dẫn đến cao huyết áp, các vấn đề tai biến, v.v.. Lúc này có thể dành thời gian hoạt động bên ngoài, nuôi dưỡng tâm hồn, hoặc đi bộ, chạy chậm, tập Thái cực quyền nhẹ nhàng vào buổi sáng. Tuy nhiên, khuyến cáo không nên tập các bài tập quá kịch liệt, ra quá nhiều mồ hôi.
Vệ sinh: Chú ý vệ sinh sạch sẽ, cẩn thận tiêu chảy, bởi đây là mùa cao điểm của các vấn đề tiêu hóa như đau bụng, tiêu chảy, nôn mửa, v.v. bởi vi khuẩn, vi trùng gây nên các bệnh đường ruột đang đà sinh sôi nảy nở. Do vậy, cần chú ý vệ sinh sạch sẽ bát đũa, rửa sạch đồ ăn, tay chân, ăn chín uống sôi.
Thành phần:
Cách làm:
Củ mài, bí đao rửa sạch, gọt vỏ, thái miếng vừa ăn. Sườn non rửa sạch.
Cho sườn và củ mài vào nồi, đun sôi rồi vặn nhỏ lửa tới khi gần nhừ thì cho thêm bí đao vào, nấu tới nhừ thì nêm gia vị vừa ăn, tắt bếp và thưởng thức.
Canh củ mài bí đao
Hoài sơn đông qua thang có tác dụng trừ thấp giảm bụng mỡ. Củ mài (hoài sơn) có tác dụng tư âm lại lợi thấp, kiện tỳ lại bổ thận, là chủ lực trừ thấp của tạng tỳ và thận. Bí đao được coi là thánh dược trong giảm béo, có thể lợi thủy, tiêu thũng, thanh nhiệt.